Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS làm quen với bất phương trình bậc nhất hai ẩn thông qua việc kết nối khái niệm bất phương trình bậc nhất với các khái niệm về đồ thị hàm bậc nhất, tọa độ điểm và khái niệm bất đẳng thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
- GV gợi mở:
+ Đường thẳng d: y = x + 1 chia mặt phẳng tọa độ thành hai miền như hình, nửa mặt phẳng màu cam thì giá trị của y và x + 1, giá trị nào lớn hơn, so sánh để đặt nhãn hoặc cho phù hợp.
+ GV gợi ý thêm: có thể lấy một vài điểm nằm trong miền màu cam để so sánh giá trị y và x + 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời:
Miền màu cam tương ứng với y < x + 1, miền giá trị màu xám tương ứng với y > x +1.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Ở lớp dưới chúng ta đã được biết cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu cách tìm các giá trị x, y thỏa mãn y < x + 1, hay tổng quát hơn là cách giải một bất phương trình bậc nhất ha ẩn".
Hoạt động 1: Khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- HS nhận biết và thể hiện được bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- HS nhận biết được nghiệm và tập hợp nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ thực hiện các hoạt động Khám phá 1, 2, Thực hành 1, 2, Vận dụng.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm HĐKP 1.
+ GV giới thiệu là một bất phương trình bậc nhất hai ẩn. HS hãy khái quát dạng của một bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - HS đọc lại khái niệm SGK, GV chú ý về hệ số a, b, không đồng thời bằng 0 và ẩn x, y có số mũ cao nhất là 1.
- GV cho HS đọc Ví dụ 1, nhận biết bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - HS áp dụng làm Thực hành 1, giải thích vì sao không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - GV: ta cùng đi tìm hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - HS làm HĐKP 2. + Giới thiệu cặp số (2; 3) thỏa mãn bất phương trình gọi là một nghiệm của bất phương trình . + Từ đó khái quát một nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
+ Chú ý: tương tự như thế ta có thể định nghĩa nghiệm của bất phương trình khác.
- GV hỏi thêm: Cho x bằng 0, có bao nhiêu giá trị của y thỏa mãn bất phương trình ? Cho biết số nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - GV cho HS đọc Ví dụ 2, HS thay giá trị của 2 cặp số tìm nghiệm của bất phương trình. - HS áp dụng làm Thực hành 2, tương tự như Ví dụ 2. - HS thảo luận nhóm đôi làm Vận dụng 1, GV có thể gợi ý: + Nếu ăn x gam thịt bò và y quả trứng thì số lượng protein một ngày của người đó là bao nhiêu? Từ đó lập bất phương trình thể hiện giới hạn lượng protein hằng ngày. + Tính xem cặp giá trị đã cho có là nghiệm của bất phương trình câu a không. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động nhóm thảo luận, suy nghĩ tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. Các HS kiểm tra chéo đáp án theo cặp. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức. | 1. Khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn HĐKP 1: a. 20x + 50y. b. 20x + 50y là tổng số tiền bạn Nam đã ủng hộ. Vì Nam để dành được 700 nghìn đồng nên tổng số tiền Nam ủng hộ chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng 700 nghìn. Kết luận: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là bất phương trình có một trong các dạng trong đó a, b, c là những số cho trước; a, b không đồng thời bằng 0 và x, y là các ẩn. Ví dụ 1 (SGK – tr29) Thực hành 1: Các bất phương trình bậc nhất hai ẩn là: a, b, c. 2. Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn HĐKP 2: Trường hợp 1 thỏa mãn tình huống nêu trong Khám phá 1. Vì: 2. 20 + 3. 50 = 190 < 700 Kết luận: Xét bất phương trình Mỗi cặp số thỏa mãn được gọi là nghiệm của bất phương trình đã cho. Chú ý: Nghiệm của các bất phương trình được định nghĩa tương tự. Nhận xét: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có vô số nghiệm.
Ví dụ 2 (SGK- tr 30) Thực hành 2: a. Vì 4. 9 - 7. 1 - 28 = 1 > 0 nên (9; 1) là nghiệm của bất phương trình. b. Vì 4. 2 - 7. 6 - 28 = -62 < 0 nên (2; 6) không là nghiệm của bất phương trình. c. Vì 4. 0 - 7. (-4) - 28 = 0 nên (0; - 4) là nghiệm của bất phương trình. Vận dụng: a) ; : Không phù hợp. |
------------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác