Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG IX. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
BÀI 1: TỌA ĐỘ CỦA VECTƠ (2 Tiết)
- Nhận biết được tọa độ của vectơ đối với một hệ trục tọa độ.
- Tìm được tọa độ của một vectơ, độ dài của một vectơ khi biết tọa độ hai đầu mút của nó.
- Sử dụng được biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ trong tính toán.
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: sử dụng công cụ, phương tiện toán học; mô hình hóa toán học và giải quyết vấn đề toán học.
- Vận dụng được phương pháp tọa độ vào bài toán giải tam giác.
- Vận dụng được kiến thức về tọa độ của vectơ để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn (ví dụ: vị trí của vật trên mặt phẳng tọa độ,...)
- Sử dụng máy tính cầm tay để tính độ dài của một vectơ (khi biết tọa độ hai đầu mút của nó...)
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kết nối phương pháp tọa độ với nhu cầu thực tế về xác định một điểm trên mặt phẳng (xác định quân cờ trên bàn cờ vua).
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi:
Tìm cách xác định vi trí các quân mã trên bàn cờ vua.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
Bài 1: Tọa độ của vectơ
Hoạt động 1: Tọa độ của vectơ đối với một hệ trục tọa độ
- Giúp HS có cơ hôị trải nghiệm khám phá cách xây dựng hệ tọa độ bằng phương pháp vectơ.
- Hình thành khái niệm trục tọa độ, hệ trục tọa độ và thực hành sử dụng định nghĩa để tính tọa độ của vectơ.
- Có cơ hội vận dụng khái niệm tọa độ vectơ vào các bài toán thực tế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS thảo luận cặp đôi thực hiện HĐKP1: Nêu nhận xét về độ lớn, phương và chiều của vectơ trên trục Ox và vectơ trên trục Oy (Hình 1). - GV dẫn dắt, giới thiệu khái niệm trục tọa độ và hệ trục tọa độ như trong SGK – tr38 HS khái quát khái niệm và đọc lại khái niệm. - GV lưu ý cho HS phần Chú ý - SGK-tr38. GV nhấn mạnh: Ta gọi tắt mặt phẳng đã cho một hệ trục tọa độ là mặt phẳng Oxy. - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi thực hiện HĐKP2. GV dẫn dắt, rút ra kết luận về khái niệm tọa độ của vectơ như SGK -tr39. - GV lưu ý HS phần Chú ý (SGK-tr39): · = (x; y) = x. + y. · Nếu cho = (x; y) và = (x'; y') thì = - GV cho HS áp dụng quy tắc tìm tọa độ của một vectơ hoàn thành HĐKP3 GV dẫn dắt, giới thiệu cho HS khái niệm tọa độ của một điểm. - GV lưu ý cho HS phần Nhận xét + Chú ý: SGK-tr39. - GV cho HS áp dụng các khái niệm đọc hiểu và trình bày Ví dụ 1. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 áp dụng kiến thức, hoàn thành Thực hành 1, Vận dụng 1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS suy nghĩ, đọc SGK, trả lời và hoàn thành các vấn đề được đưa ra. - GV giảng, hướng dẫn, phân tích, hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về các khái niệm: trục tọa độ; hệ trục tọa độ; tọa độ của một vectơ; tọa độ của một điểm. | 1. Tọa độ của vectơ đối với một hệ trục tọa độ. HĐKP1: + Vectơ có: · độ lớn bằng 1 · phương: nằm ngang · chiều: cùng chiều với chiều dương trục hoành + Vectơ có: · độ dài bằng 1 · phương: thẳng đứng · chiều: cùng chiều với chiều dương trục tung Độ lớn của bằng độ lớn của , phương và chiều của hai vectơ vuông góc với nhau.
Kết luận: v Trục tọa độ Trục tọa độ (trục) là một đường thẳng trên đó đã xác định một điểm O (điểm gốc) và một vectơ có độ dài bằng 1 gọi là vectơ đơn vị của trục. Ta kí hiệu trục đó là (O; ).
· Hệ trục tọa độ: Hệ trục tọa độ (O; ; ) gồm hai trục (O; ) và (O; ) vuông góc với nhau. Điểm gốc O chung của hai trục gọi là gốc tọa độ. Trục (O; ) được gọi là trục hoành và kí hiệu Ox, trục (O; ) được gọi là trục tung và kí hiệu Oy. Các vectơ và là các vectơ đơn vị trên Ox và Oy. Hệ trục tọa độ (O; ; ) còn được kí hiệu là Oxy. * Chú ý: Mặt phẳng mà trên đó đã cho một hệ trục tọa độ Oxy được gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy, hay gọi tắt là mặt phẳng Oxy. · Tọa độ của một vectơ HĐKP2: Trong mặt phẳng Oxy, cặp số (x; y) trong biểu diễn = x. + y. được gọi là tọa độ của vectơ , kí hiệu = (x; y), x gọi là hoành độ, y gọi là tung độ của vectơ .
* Chú ý: · = (x; y) = x. + y. · Nếu cho = (x; y) và = (x'; y') thì = · Tọa độ của một điểm HĐKP3: = {x;y} Trong mặt phẳng tọa độ, cho một điểm M tùy ý. Tọa độ vectơ được gọi là tọa độ của điểm M.
Nhận xét: · Nếu thì cặp số là tọa độ của điểm M, kí hiệu M(x; y), x gọi là hoành độ, y gọi là tung độ của điểm M. · M (x;y) x. + y. Chú ý: Hoành độ của điểm M còn được kí hiệu là xM ; tung độ của điểm M còn được kí hiệu là yM. Khi đó ta viết M(xM; yM).
Ví dụ 1: SGK – tr 39
Thực hành 1. a) b) Do D(-1; 4), E(0; -3), F(5; 0) nên = (-1; 4), = (0; -3), = (5; 0) c) = (1; 0), = (0; 1)
Vận dụng 1. a) AB = DC = AC.cos 30o = 240.cos30o = 120 (km) BC = AD = AC.sin30o = 240.sin30o = 120 (km) b) = 120 + 120 c) = (120 ; 120) |
------------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác