Soạn mới giáo án Toán 10 chân trời sáng tạo bài 2: Dùng bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê (1 tiết)

Soạn mới Giáo án Toán 10 CTST bài Dùng bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê (1 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…./…

Ngày dạy: …/…/…

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM:

BÀI 2: DÙNG BẢNG TÍNH ĐỂ TÍNH CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG

CỦA MẪU SỐ LIỆU THỐNG KÊ ( 1 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Sử dụng được máy tính bảng hoặc máy tính xách tay (laptop) có cài phần mềm bảng tính (PMBT MS Excel) để tính toán với các số gần đúng.

- Sử dụng được PMBT MS Exel để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê.

- Biết dùng các lệnh của bảng tính (Microsoft Excel) để tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và mức độ phân tán của một mẫu số liệu thống kê.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề.

- Vận dụng các kĩ năng tính toán với PMBT MS Excel vào các tình huống thực tế.

- Có cơ hội trải nghiệm, vận dụng các kiến thức thống kê để phân tích số liệu trong hoạt động thực tiễn.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT, máy tính xách tay có cài PMBT MS Excel.

2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, phòng máy.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS nhớ và củng cố lại các công thức đã học trong chương VI.

  1. b) Nội dung: HS nhớ, trả lời câu hỏi, thực hiện trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm ôn lại bài cũ.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các yêu cầu (phát biểu bài cũ + hoàn thành bài tập trắc nghiệm).
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS trả lời cau hỏi ôn lại kiến thức :

GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa và công thức tính số trung bình; ý nghĩa của trung vị; ý nghĩa của tứ phân vị; ý nghĩa của mốt, ý nghĩa củ khoảng tứ phân vị; công thức tính phương sai; ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức trong chương VI thảo luận thực hiện trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay, trả lời các câu hỏi trong trò chơi trắc nghiệm.

Kết quả:

- Số trung bình:

- Ý nghĩa của số trung bình: Số trung bình của mẫu số liệu được dùng làm đại  diện cho các số liệu của mẫu. Nó là một số đo xu thế trung tâm của mẫu đó.

- Ý nghĩa của trung vị: Trung vị được dùng để đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu. Trung vị là giá trị nằm ở chính giữa của mẫu số liệu theo nghĩa: luôn có ít nhất 50% số liệu trong mẫu lớn hơn hoặc bằng trung vị và ít nhất 50% số liệu trong mẫy nhỏ hơn hoặc bằng trung vị. Khi trong mẫu xuất hiện thêm một giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ thì số trung bình sẽ bị thay đổi đáng kể nhưng trung vị thì ít thay đổi.

- Ý nghĩa của tứ phân vị: Các điểm tứ phân vị Q1; Q2; Q3 chia mẫu số liệu đã sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn thành bốn phần, mỗi phần chứa khoảng 25% tổng số số liệu đã thu thập được. Tứ phân vị thứ nhất Q1, còn được gọi là tứ phân vị dưới và đại diện cho nửa mẫu số liệu phía dưới. Tử phân vị thứ ba Q3, còn được gọi là tứ phân vị trên và đại diện cho nửa mẫu số liệu phía trên.

- Ý nghĩa của mốt: Mốt đặc trưng cho giả trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu.

Ý nghĩa của khoảng tứ phân vị:

+ Khoảng tử phân vị đặc trưng cho độ phân tán của một nửa các số liệu, có giá trị thuộc đoạn từ Q1, đến Q3, trong mẫu.

+ Khoảng tứ phân vị không bị ảnh hưởng bởi các giá trị rất lớn hoặc rất bé trong mẫu.

- Công thức tính phương sai:

S2 = )2 + )2+…+)2]

Trong đó n = n1 + n+ … + nk

Có thể biến đổi công thức tính phương sai trên thành:

S2 = .( n1.. + n2..+ … + nk.) - 2

- Ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn:

+ Phương sai là trung bình cộng của các bình phương độ lệch từ mỗi giá trị của mẫu số liệu đến số trung bình.

+ Phương sai và độ lệch chuẩn được dùng để đo mức độ phân tán của các số liệu trong mẫu quanh số trung bình. Phương sai và độ lệch chuẩn càng lớn thì các giá trị của mẫu càng cách xa nhau (có độ phân tán lớn).

 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, kết nối HS vào bài thực hành: “Sau bài học hôm nay chúng ta sẽ biết cách sử dụng PMBT MS Excel để tính toán với các số gần đúng và tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê một cách nhanh chóng và chính xác.

 Bài 2. Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Dùng bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1Nhập một mẫu dữ liệu thống kê vào các hàng và cột của một bảng tính trong bảng tính.

  1. a) Mục tiêu:

- HS biết cách nhập một mẫu dữ liệu thống kê bất kì vào các hàng và cột của một bảng tính trong bảng tính.

  1. b) Nội dung:

- GV giảng, hướng dẫn HS.

- HS chú ý quan sát, lắng nghe và hoàn thành lần lượt các yêu cầu của GV.

  1. c) Sản phẩm:

- HS biết và ghi nhớ cách nhập dữ liệu thống kê bất kì vào các hàng và cột của một bảng tính trong bảng tính.

- Các giá trị gần đúng với độ chính xác cho trước.

- Các số đặc trưng của mẫu số liệu đã được làm tròn.

- Báo cáo quy trình cài đặt và các thao tác trên máy tính xách tay có cài PMBT MS Exel.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu bài tập Ví dụ và nội dung SGK.

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập Ví dụ : Nhập dữ liệu thống kê điểm kiểm tra môn Toán của 25 học sinh lớp 10A vào phần mềm bảng tính và lập bảng tần số như sau đây:

+ GV lưu ý cho HS cách gõ STT nhanh, thuận tiện và đơn giản nhất.

+ GV hướng dẫn và cho HS nhắc lại cách sử dụng hàm FREQUENCY để tạo bảng phân phối tần số giống như kết quả ở trên:

  • Cấu trúc hàm FREQUENCY: = FREQUENCY(data_array, bins_array)

Trong đó:

data_array: đối số bắt buộc, là mảng hoặc tham chiếu tới một tập giá trị mà bạn muốn đếm tần suất của nó.

bins_array: đối số bắt buộc, là mảng hoặc tham chiếu tới các khoảng mà bạn muốn nhóm các giá trị trong data_array vào trong đó.

VD: Trong bài Ví dụ trên:

  • Ô F1, ta áp dụng cấu trúc hàm như trên để tính tần số xuất hiện điểm 4 như sau:

= FREQUENCY (C4 : C28)

Tương tự áp dụng với các ô F5  F12 để tính tần số xuất hiện các điểm tương ứng còn lại.

 GV yêu cầu  HS thực hành tính tần số của các điểm tương ứng còn lại.

Hoạt động 2Tìm hiểu một số hàm số liệu thống kê trong bảng tính Exel và giải thích một số kết quả của bảng tính.

  1. a) Mục tiêu:

- HS biết cách sử dụng một số hàm để tính số liệu thống kê trong bảng tính Excel.

  1. b) Nội dung:

- GV giảng, hướng dẫn HS.

- HS chú ý quan sát, lắng nghe và hoàn thành lần lượt các yêu cầu của GV.

  1. c) Sản phẩm:

- HS thực hành sử dụng các hàm tính số liệu thống kê trong bảng tính Excel hoàn thành bảng thống kê điểm kiểm tra môn Toán lớp 10A theo yêu cầu của BT Ví dụ.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu nội dung SGK để tìm hiểu về cách sử dụng một số hàm tính số liệu thống kê trong bảng tính Excel.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm, yêu cầu HS nêu cấu trúc sử dụng hàm AVERAGE; MEDIAN; QUARTILE.EXC; MODE; VAR.P; STDEV.P và ý nghĩa của chúng.

- GV yêu cầu HS áp dụng cấu trúc các hàm trên để hoàn thành bảng thống kê điểm kiểm tra môn toán lớp 10A như kết quả bảng SGK.

- GV yêu cầu HS hoàn thành BT Ví dụ SGK trong mục 3:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, trao đổi, thảo luận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV yêu cầu.

- GV: hướng dẫn các thao tác, quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Cá nhân: HS giơ tay phát biểu, các HS khác chú ý và nhận xét.

Kết quả:

- Cấu trúc hàm Average là: =AVERAGE(number1,[number2],…).

Trong đó:

number1: đối số thứ nhất có thể là số, tham chiếu ô hoặc phạm vi chứa số mà ta muốn tính trung bình, bắt buộc.

number2: là các số, tham chiếu ô hoặc phạm vi chứa số bổ sung mà ta muốn tính trung bình tối đa 255 số, tùy chọn.

- Cấu trúc hàm Median: = MEDIAN(number1, [number2], ...)

Cú pháp hàm MEDIAN có các đối số dưới đây:

Number1, number2, ...    Number1 là bắt buộc, các số tiếp theo là tùy chọn. 1 tới 255 số mà ta muốn tìm trung vị.

- Cấu trúc hàm Quartile.exc:  = QUARTILE.EXC(array,quart)

Trong đó:

Array: Mảng hoặc phạm vi ô có chứa các giá trị số mà ta muốn tìm giá trị bắt buộc
Quart: Giá trị cần trả về. Giá trị bắt buộc.

- Cấu trúc hàm Mode:

-------------------Còn tiếp---------------------

Soạn mới giáo án Toán 10 chân trời sáng tạo bài 2: Dùng bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê (1 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án toán 10 chân trời mới, soạn giáo án toán 10 mới chân trời bài Dùng bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu thống kê (1 tiết), giáo án soạn mới toán 10 chân trời

Soạn mới giáo án toán 10 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay