Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
CÔNG THỨC LÃI KÉP (1 TIẾT)
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và giới thiệu về gửi tiết kiệm (có thể đưa ra câu hỏi cho HS).
Gửi tiết kiệm là hình thức khách hàng gửi những khoản tiền để dành vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm và nhận về một khoản lợi nhuận. Một hình thức phổ biến là gửi tiết kiệm có kì hạn.
Trong bài này, các em sẽ làm quen với công thức lãi kép để tính số tiền thu được (cả vốn lẫn lãi) sau N kì gửi tiết kiệm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết được cách tính số tiền lãi khi gửi tiết kiệm với lãi suất trong kì hạn.”
Bài mới: Công thức lãi kép
- HS biết sử dụng công thức lãi kép để tính số tiền thu được (cả vốn lẫn lãi) sau N kì gửi tiết kiệm
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với gửi tiết kiệm có kì hạn.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, thực hiện HĐ.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu tình huống, hướng dẫn HS thực hiện HĐ. - GV giải thích cho HS thế nào là thể thức lãi kép định kì. + Lãi kép định kì là số tiền lãi sinh ra sau quá trình đầu tư sẽ được cộng dồn vào tiền vốn ban đầu để tiếp tục một chu kỳ sinh lãi tiếp theo. Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại, kéo dài càng lâu tiền lãi càng cao. - GV gợi ý HS để tính số tiền nhận được của tháng sau ta lấy số tiền ban đầu cộng với số tiền nhận được tháng trước. - GV dẫn dắt và rút ra kết luận trong hộp kiến thức (GV dẫn dắt: “Từ ví dụ ở HĐ chúng ta có thể hình thành vông thức tính lãi sau N kì gửi”). - GV giới thiệu lãi suất thực tế của ngân hàng. - GV đưa ra chú ý, yêu cầu HS ghi nhớ viết công thức vào vở. (GV chú ý HS công thức này rất hay sử dụng trong thực tế) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu, trả lời câu hỏi. - GV quan sát hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm + Công thức tính số tiền nhận được sau N tháng A=P1+rN | HĐ: a) Số tiền người đó nhận được sau 1 tháng là: P + P . r = P(1 + r) b) Số tiền người đó nhận được sau 2 tháng là: P1 + r + P1 + r . r = P1 + r1 + r = P1 + r2. c) Số tiền người đó nhận được sau 3 tháng là: P1 + r2 + P1 + r2 . r = P1 + r2 1 + r = P1 + r3. d) Công thức tính số tiền người đó nhận được sau n tháng là: P1 + rn Kết luận: Nếu một khoản tiền gốc P được gửi tiết kiệm theo hình thức lãi kép theo định kì với lãi suất r mỗi kì thì tổng số tiền A nhận được (cả vốn lẫn lãi) sau N kì gửi cho bởi công thức lãi kép sau: A = P1 + rN Lãi suất thực tế: Ngân hàng thường công bố lãi suất năm dưới dạng phần trăm. Lãi suất r=6% nghĩa là r=6%=6100=0,06 Chú ý: Trong thực tế, nếu ngân hàng có nhiều kì hạn gửi tiết kiệm để khách hàng lựa chọn và thường công bố lãi suất năm (mức lãi suất tùy thuộc vào kì hạn, nói chung kì hạn càng dài thì lại suất càng cao). Khi đó, ta có thể sử dụng công thức sau: Nếu một khoản tiền gốc P được gửi tiết kiệm với lãi suất hằng năm r, được tính lãi n lần trong một năm, thì tổng số tiền A nhận được (cả vốn lẫn lãi) sau N kì gửi là: A=P1+rnN |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: