CH1: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc rất đặc trưng. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc
Hướng dẫn trả lời:
Giao mùa từ hạ sang thu: Khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh xua tan cái nóng của mùa hạ, học sinh bắt đầu quay trở lại trường học.
Giao mùa từ đông sang xuân: Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã bắt đầu đâm chồi
CH1: Bạn hiểu thế nào về từ " òa thức"?
Hướng dẫn trả lời:
“Oà thức” được sử dụng để chỉ sự tỉnh dậy của con người, thiên nhiên sau những ngày đông giá rét.
CH2: Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?
Hướng dẫn trả lời:
Cõi lá đã làm nổi bật nét riêng về con người, nét văn hoá, cảnh vật của Hà Nội bằng việc sử dụng bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo của tác giả.
CH1: Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại.
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản có bố cục gồm 3 phần:
Bố cục ấy đã thể hiện rõ nét đặc điểm của thể loại tản văn. Thông qua đó, tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về vẻ đẹp của thiên qua những dấu hiệu chuyển mùa ở Hà Nội.
CH2: Bạn hiểu thế nào là "cõi lá"? Qua "cõi lá" ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì và mối liên hệ giữa cây, lá với con người?
Hướng dẫn trả lời:
Em hiểu cõi lá là lá rụng. Qua "cõi lá" ấy, tác giả đã phát hiện ra mối liên hệ giữa cây, lá và con người gắn chặt, tuần hoàn với nhau. Bởi cây chứng kiến sự đổi thay của lá, con người. Đến mùa, cây thay lá, con người cũng nhớ về chốn cũ: “Mỗi lần gọi điện về nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy”.
CH3: Phân tích một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Đoạn văn: “Những tưởng vô duyên…bước chân người. Cảnh sắc thiên nhiên vào mùa xuân được khắc họa thông qua ưu – nhược điểm của cây xà cừ, kết hợp độc đáo với hình ảnh trữ tình: “ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người” đã tô đậm bức tranh mùa thu đầy xao xuyến lòng người.
CH4: Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản thể hiện tình cảm của tác giả đối với con người, cảnh vật của Hà Nội vào mùa xuân.
Ý nghĩa thông điệp của văn bản: Cảnh vật tươi đẹp khiến con người trở nên thương nhớ, cảm thấy như được trẻ lại. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu của Đỗ Phấn với mảnh đất Hà Nội nhớ thương.
CH5: Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Để thể hiện những nét đẹp văn hoá, tác giả đã đi sâu vào từng ngõ ngách, từ những thứ nhỏ bé nhất như “những chiếc lá non đung đưa trong gió”, “vòi nước công cộng”, đèn đường, cái nồi đất đến những nguồn cảm hứng dạt dào giúp cho tác giả viết nên những câu chuyện gần gũi, đời thường về Hà Nội như: “chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông”, “cây sấu cổ thụ ở phía đường Đinh Tiên Hoàng”
CH6: Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.
Hướng dẫn trả lời:
Một số lưu ý khi đọc văn bản tản văn:
- Tìm hiểu ngôn ngữ, phong cách, tình huống và ngữ cảnh của văn bản
- Xác định mục đích tác giả muốn truyền đạt