CH1: Theo bạn, thế nào là "người đẹp trong tranh" hay "người đẹp như tranh"? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh.
Hướng dẫn trả lời:
Đó là người sở hữu nhan sắc mĩ miều, nghiêng nước nghiêng thành, hoàn hảo về kiểu dáng, vẻ ngoài thu hút ánh nhìn, nét mặt thanh tú, nụ cười làm say đắm lòng người.
CH1: Bạn có nhận xét gì tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này?
Hướng dẫn trả lời:
Chàng Tú Uyên đã say mê đắm đuối, có thể làm mọi thứ để đổi lấy nụ cười của nàng.
CH2: Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép.
Hướng dẫn trả lời:
Có sự đối lập rõ ràng giữa trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép:
Lúc trước: khung cảnh cô đơn, một mình ôm tương tư, ngơ ngẩn cả ngày
Sau đó: khung cảnh tươi vui, đông đúc, náo nhiệt
CH1: Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào?
Hướng dẫn trả lời:
Xây dựng theo mô hình tiến triển về thời gian: Gặp gỡ (Hội ngộ) – Gia biến (Lưu lạc) - Đoàn tụ (Đoàn viên)
CH2: Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Chi tiết: Tú Uyên định tự tử nhưng Giáng Kiều hiện ra và tha thứ cho Tú Uyên
Tác dụng: Phê phán xã hội loạn lạc, thể hiện mong muốn được giải thoát tâm thức, tìm đến Phật giáo.
CH3: Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều thể hiện qua văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Tú Uyên: người không tin thần tiên có thật cho đến khi gặp được Giáng Kiều, nhưng cũng không biết trân quý để khi mất rồi mới hối hận định tự vẫn
Giáng Kiều: người bao dung, tấm lòng vị tha, sẵn sàng tha thứ, quay lại với người từng làm mình tổn thương
CH4: Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại dưới đây:
Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân
Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi
Song còn mấy bạn tương tri
Bấy lâu chưa có chút gì là đâu
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”?
Hướng dẫn trả lời:
Tình cảm của Giáng Kiều trước sau như một với Tú Uyên dù cho có chuyện gì xảy ra nên mối nhân duyên của Giáng Kiều và Tú Uyên đã trải qua nhiều kiếp.
CH5: Dấu hiệu nào trong đoạn trích cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?
Hướng dẫn trả lời:
Dấu hiệu nhận biết: có sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, cốt truyện có nội dung xoay quanh chủ đề tình yêu bất diệt, sử dụng ngòi bút nghệ thuật đặc sắc trong đoạn nói về hình tượng nhân vật Giáng Kiều.
CH6: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là cần phải trân trọng những thứ đang có ở hiện tại, đừng để đến lúc mất đi rồi mới thấy hối tiếc.
Bài tập sáng tạo: Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm.
Hướng dẫn trả lời:
Chàng tưởng có ai ở trên lầu ném xuống rồi nhưng ngước nhìn mọi nơi, không thấy điều gì cả. Đang lúc ngơ ngác, Tú Uyên đã tìm thấy một đám người từ trong chùa đi ra, trong đó có một cô gái rất đẹp. Chàng bắt chuyện với cô gái và hai người cùng đi và trò chuyện vui vẻ. Nhưng sắp đến đình Quảng Văn thì người con gái biến mất. Mấy ngày sau đó, Tú Uyên gặp được một ông già bán tranh. Tú Uyên cảm thấy vui mừng và mua một bức tranh tiên nữ giống người đẹp trong truyện. Chàng treo tranh và nhận thấy những điều kỳ diệu xảy ra. Mỗi ngày, mâm cơm đều được chuẩn bị. Lòng nghi hoặc, chàng giả đến trường và nhìn thấy tiên nữ từ trong tranh bước ra. Thiếu nữ không biến đi đâu được, thú thực mình là Giáng Kiều, người vốn có tiền duyên với chàng. Tú Uyên tha thiết xin phối ngẫu. Tuy nhiên, sau một thời gian, Tú Uyên rơi vào nghiện rượu và trở nên lười biếng. Vợ chàng, Giáng Kiều, giận dữ và một ngày nàng bay lên trời. Tú Uyên ân hận và rất buồn. Sau đó, Giáng Kiều trở về và hai vợ chồng sống hạnh phúc. Họ có một đứa con trai thông minh và sau đó, hai vợ chồng cùng chơi hạc bay lên trời.
-> Lời nói trong đoạn trích sống động, ngôn từ tự sự kết hợp với trữ tình, khiến cho người đọc dễ nắm bắt được trình tự các sự việc diễn ra. Còn đoạn diễn xuôi sử dụng ngôn từ chưa được trau chuốt.