CH1: Văn bản trên gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản trên gồm 4 phần:
CH2: Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu nào? Kết quả nghiên cứu có lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu không? Hãy lí giải.
Hướng dẫn trả lời:
Các câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng công tác bảo tồn chim – Giải pháp để bảo tồn tài nguyên – đa dạng sinh vật
Kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được các câu hỏi nghiên cứu vì đã giải đáp một cách rõ ràng về công tác quản lý, bảo tồn.
CH3: Vì sao cần trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm?
Hướng dẫn trả lời:
Vì giúp người đọc biết được cách thức thực hiện của bài => tăng độ tin cậy
CH4: Ý nghĩa của việc lí giải kết quả khảo sát thực nghiệm là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Ý nghĩa: Cung cấp số liệu của bài khảo sát giúp người đọc hiểu rõ hơn
CH5: Danh mục tài liệu tham khảo đã được trình bày đúng quy cách hay chưa?
Hướng dẫn trả lời:
Danh mục tài liệu tham khảo đã đáp ứng được về mặt quy cách.
CH6: Sau khi đọc văn bản trên, bạn rút ra được những lưu ý gì về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên?
Hướng dẫn trả lời:
- Khi nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên chúng ta cần:
+ Hiểu rõ vấn đề nghiên cứu => tìm hướng đi mới
+ Lựa chọn phương pháp nghiên cứu hợp lý
+ Lấy số liệu khảo sát đúng với thực tế
CH7: Tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà bạn và nhiều người quan tâm.
Tham khảo:
Sử thi Ê đê ra đời trong bối cảnh xã hội loài người đang trải qua những biến động lớn về di cư và chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để tranh giành đất sống ở vùng rừng núi Tây Nguyên.
Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331 nghìn người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Hát kể klei khan là một hình thức kể chuyện tổng hợp được thông qua hát kể, thông qua đó phản ánh cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Ê đê.
Trong sử thi thường nhắc nhiều về những cánh rừng bạt ngàn, rõ nét nhất là cảnh buôn làng giàu có của các tù trưởng, những người hùng nổi tiếng khắp vùng như Đăm Săn, Khing Ju… Trong trí tưởng tượng của người kể, những cánh rừng đi săn bắn, làm rẫy và bến nước đều ở hướng đông. Đây là hướng mỗi buổi sáng thức dậy và đi lên rẫy, người dân có thể nhìn thấy mặt trời ló trên đỉnh núi. Họ tin rằng ánh sáng mặt trời đại diện cho sự sống, sự sôi sục và hy vọng thành hiện thực.
Trong sử thi Khing Ju, có một đoạn kể về việc Prong Mưng Dăng lấy nước trong bầu rửa mặt khi mặt trời mọc từ ngọn núi. Sau đó, anh ta tiếp tục uống rượu và nước trong ché đầy tràn ra ngoài. Điều này được coi là một điều tốt lành báo ứng cho Prong Mưng Dăng dắt bà đỡ đẻ về gấp để em gái H'Ling kịp sinh con, trong khi anh ta đang bận rộn tỏ tình với H'Bia Ling Pang.
Với bất cứ sử thi nào, khi một nhân vật đi tìm ai trong làng và hỏi về ngôi nhà, thường sẽ nhận câu trả lời khéo léo mô tả về ngôi nhà với những chi tiết đặc biệt. Ví dụ, ngôi nhà có cột nhà sàn dài hơn, có nhiều cái bàn voi để ngoài hiên, cầu thang rộng bằng trải ba chiếc chiếu. Câu trả lời này tạo ra hình ảnh một ngôi nhà đẹp, dài, rộng hơn những ngôi nhà khác trong làng. Ngoài ra, trong sử thi, người kể còn mô tả về nội thất của ngôi nhà bằng những từ ngữ tượng hình. Ví dụ, cột nhà có chạm trổ đẹp, sàn nhà láng bóng và có gian trong cột bằng chỉ đỏ, gian ngoài cột bằng chỉ vàng. Tất cả những mô tả này tạo ra những hình ảnh gần như có thực về không gian trong sử thi.
Tại không gian lễ hội bỏ mả của người Êđê M’Dhur, khi mọi nghi lễ tạm dừng, nghệ nhân bắt đầu kể những bài khan nổi tiếng của dân tộc mình. Đây là hình thức sinh hoạt kể sử thi độc đáo. Họ hát kể sử thi cho hàng nghìn người nghe trong không gian rộng lớn của nhà mồ. Dân làng, trẻ em và khách tham gia lễ ngồi im lặng, lắng nghe suốt đêm. Khi con gà trống gáy vang, báo hiệu mặt trời thức giấc, nghệ nhân mới dừng câu chuyện để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo. Lễ hội bỏ mả kéo dài nhiều ngày và mỗi đêm, người tham gia được nghe kể sử thi.
Sử thi Ê đê là một bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống của người dân và những anh hùng của cộng đồng. Người dân Ê đê truyền đạt sử thi như một phương tiện bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, đồng thời chia sẻ nét đẹp này với các dân tộc khác.