CH1: Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?
Hướng dẫn trả lời:
Quan niệm về chí anh hùng: người con trai sinh ra trên đời là phải “đầu đội trời, chân đạp đất” và cũng phải “mang nợ tang bồng”.
- Trong 8 dòng đầu: nam nhi phải có chí hướng, nghề nghiệp, kiên trì rèn luyện bản thân, không thấy khó mà lui
- Trong 4 dòng tiếp: nam nhi ở đời tung hoành trời đất và đối mặt khó khăn để vượt qua
- Trong 3 dòng cuối: Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ấn dụ để nói về việc đỗ thi và đạt được thành công. Khi đạt được thành công, người ta có quyền thưởng thức cuộc sống vui sướng, tận hưởng niềm vui.
CH2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điện có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy?
Hướng dẫn trả lời:
Cảm hứng chủ đạo: Quan niệm về anh hùng của Nguyễn Công Trứ.
Tác dụng: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.
CH3: Không phái ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên?
Hướng dẫn trả lời:
Quan niệm này là hoàn toàn đúng, bởi không cần phải quá cao sang mà quá trình nuôi chí anh hùng trong bản thân giúp con người sống có mục tiêu, lý tưởng và hoàn thiện bản thân từ đó có thể phát triển hơn.