CH1: Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Vấn đề nghị luận: Xung đột trong bi kịch Vũ Như Tô.
CH2: Người viết đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định: xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong văn bản?
Hướng dẫn trả lời:
CH3: Bạn rút ra được lưu ý gì khi viết văn bản nghị luận về một vở bi kịch từ văn bản trên?
Hướng dẫn trả lời:
Nội dung, hình thức đáp ứng yêu cầu
Triển khai các dẫn chứng, luận điểm phù hợp, rõ ràng, mạch lạc
Khẳng định luận đề sau khi phân tích
CH1: Vấn đề nghị luận trong văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Ám ảnh nước trong Mùa len trâu.
CH2: Việc người viết trích dẫn ý kiến của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, đạo diễn phim Mùa len trâu và nhiều lần liên hệ đến tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam nhằm dụng ý gì?
Hướng dẫn trả lời:
Dụng ý: thể hiện quan điểm về hình tượng nước trong phim qua tác phẩm và hiện thực của đạo diễn..
CH3: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện có gì giống và khác với viết văn bản nghị luận về một kịch bản văn học?
Hướng dẫn trả lời:
- Điểm giống: nội dung, hình thức đề cập nhiều vấn đề
- Điểm khác:
+ kịch bản văn học: xung đột bi kịch và hành động trong bi kịch => gửi thông điệp
+ kịch bản bộ phim: nhiều hình ảnh, ít chi tiết hơn
CH1: Câu lạc bộ Văn học - Nghệ thuật của trường bạn tổ chức cuộc thi viết về Tác phẩm sân khấu - điện ảnh tôi yêu. Để tham gia, hãy viết văn bản nghị luận nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của một kịch bản văn học hoặc một bộ phim mà bạn yêu thích.
Hướng dẫn trả lời:
Xã trưởng - Mẹ Đốp là đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, bằng ngôn ngữ đực trưng của chèo và các vai nhân vật, ta thấy được sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người, tự cao và không có đạo đức.
Mở đầu đoạn trích là cảnh Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng, bị rao khắp làng xóm, điều này cho thấy xã hội cổ hủ, lạc hậu với những bộ điều, quy định khắt khe. Tiếp theo, đoạn trích là cảnh đối đáp giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Trong màn kịch này, xã trưởng lộ bộ mặt gian trá, dốt nát, thiếu hiểu biết, trong khi mẹ Đốp thể hiện sự tinh lanh, hoạt ngô. Sau đó, xã trưởng gạ gẫm dân làng bằng những lời lẽ không phù hợp.
Đoạn kịch bản cuối cùng trong vở chèo, sử dụng ngôn ngữ đối thoại của hài kịch để khắc họa tính cách nổi bật của các nhân vật. Một số biện pháp nghệ thuật như từ đồng âm "bằng", "ôi" và từ ngữ dân dã được sử dụng để tạo ra nên yếu tố hài cười. Nhân vật mẹ Đốp được mô tả là một nhân vật hài hước, nhanh trí, hoạt bát. Xã trưởng được miêu tả là người coi thường những người có địa vị thấp hơn mình. Sự thiết lập giữa hai nhân vật trong kịch bản chèo giúp thể hiện tư tưởng và tinh thần dân gian. Đoạn trích cũng xây dựng xung đột cuốn truyện thu hút và hấp dẫn, xây dựng nhân vật tiêu biểu đại diện cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và sử dụng chèo để diễn tả tâm trạng và tính cách của nhân vật. Tất cả góp phần thực hiện văn hóa dân gian và tư tưởng của tác giả dân gian.