Câu 1: So sánh một số nét đặc sắc của ba bài thơ đã học (làm vào vở):
| Nguyệt cầm | Thời gian | Gai |
Cấu tứ |
|
|
|
Yếu tố tượng trưng |
|
|
|
Hướng dẫn trả lời:
| Nguyệt cầm | Thời gian | Gai |
Cấu tứ | thơ 7 chữ | thơ tự do | thơ tự do |
Yếu tố tượng trưng | Nguyệt cầm, trăng, biển, chiếc đảo,.... | Chiếc lá, câu thơ, đôi mắt | Gai, sẹo |
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ dưới đây:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Hướng dẫn trả lời:
- Biện pháp lặp cấu trúc “Buồn trông ...."
- Tác dụng: thể hiện tâm trạng chênh vênh, mông lung, cô đơn, nỗi buồn chồng chất, tăng sức gợi hình
Câu 3: Hãy nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh/pho tượng.
Hướng dẫn trả lời:
1. Nắm bắt được nội dung, tìm hiểu kĩ đối tượng
2. Đưa ra ý kiến cá nhân hợp lý về điểm đặc biệt, nổi bật, các yếu tố nghệ thuật
Câu 4: Làm thế nào để giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng hấp dẫn người nghe?
Hướng dẫn trả lời:
Để giới thiệu một bài thơ hoặc một bức tranh/pho tượng hấp dẫn người nghe, bạn có thể làm theo các bước sau:
1. Dẫn dắt lôi cuốn để mở đầu
2. Truyền cảm hứng, chia sẻ sự hiểu biết từ cá nhân
3. Điểm nghệ thuật đặc trưng, đưa đánh giá
Câu 5: Giải thích thế nào là kĩ thuật PMI khi tương tác với người thuyết trình và tác dụng của nó.
Hướng dẫn trả lời:
Kĩ thuật PMI phương pháp tương tác giữa người nghe – người thuyết trình trong quá trình trao đổi thông tin
Tác dụng: giúp người nghe tập trung, tăng sự tương tác với người thuyết trình, hiểu nội dung truyền tải rõ hơn, đề cao yếu tố đóng góp
Câu 6: Bạn hiểu thế nào về "cái tôi" trong nghệ thuật và trong cuộc sống? "Cái tôi" đó có mối quan hệ như thế nào với "cái ta"?
Hướng dẫn trả lời:
“Cái tôi" là bộc lộ về bản thân, những quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng và phẩm chất của cá nhân còn "Cái ta" thường ám chỉ tinh thần hợp tác, sự đồng cảm và mang tính lợi ích của tập thể.
“Cái tôi" và "cái ta" có mối quan hệ tương đối phức tạp, cần phải biết cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và lợi ích tập thể để có sự tương hỗ lẫn nhau