Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bản mới nhất Chủ đề 2 - Ôn tập bài 2. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài đọc: Ca dao về tình yêu thương
Luyện tập về bài văn thuật lại một sự việc
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS nghe một bài dân ca về tình yêu thương con người. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 2 – Ôn tập Bài 2:+ Bài đọc: Ca dao về tình yêu thương + Luyện tập về bài văn thuật lại một sự việc B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc - Ca dao về tình yêu thương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Ca dao về tình yêu thương với giọng đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí; đọc đúng âm điệu ca dao. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc linh hoạt từng nhân vật. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được bố cục của bài văn thuật lại một sự việc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại bố cục của bài văn thuật lại một sự việc. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì? + Cần chú ý những điểm nào khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia? - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 - trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Ca dao về tình yêu thương. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và luyện viết đoạn văn vào phiếu học tập. GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Ca dao về tình yêu thương để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. + Hoàn chỉnh phiếu bài tập 1. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi. + Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần. · Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia. · Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vị không gian. · Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia. + Điểm cần chú ý điểm khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia là: · Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài). · Cách sắp xếp các hoạt động. · Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm và tự luận (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm và tự luận:
Câu 6: Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. Câu 7: - Thương người như thể thương thân. - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Câu 8: - Uống nước nhớ nguồn. - Cây kia ăn quả ai trồng Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu. Câu 9: - Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. - Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn. - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu (25 phút). - HS báo cáo kết quả. Câu 1: a. Bài văn thuật lại lễ đón học sinh lớp Một ở trường học vào ngày khai giảng. b. - Đoạn mở bài: Từ đầu đến “rất ấm áp và ý nghĩa”. - Các đoạn thân bài: Đoạn 1: Từ “mở đầu buổi lễ” đến “trông thật đáng yêu”. Nội dung: Lễ diễu hành. Đoạn 2: Từ “sau khi ổn định” đến “mến yêu”. Nội dung: Khai mạc buổi lễ. Đoạn 3: Từ “tiếp đến” đến “ghi tên và lớp”. Nội dung: Hoạt động diễn ra trong buổi lễ. Đoạn 4: Từ “cuối buổi lễ” đến “năm học mới”. Nội dung: Bế mạc buổi lễ. - Đoạn kết bài: Câu cuối. c. Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự thời gian. Điều đó được thể hiện thông qua các từ ngữ: mở đầu buổi lễ, sau khi ổn định chỗ ngồi, tiếp đến, cuối buổi lễ. Câu 2: Trình tự của bài văn như sau: d – a – f – c – g – e – b. Câu 3: HS kể 1 -2 việc thể hiện sự quan tâm đối với người có hoàn cảnh khó khăn. VD: - Làm tình nguyện viên để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. - Quyên góp sách, báo cho những người có hoàn cảnh khó khăn. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tóm tắt nội dung bài luyện tập. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 CTST, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Chân trời Chủ đề 2 - Ôn tập bài 2, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2 - Ôn tập bài 2