Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 CTST Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bản mới nhất Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 5

Bài đọc: Hoa cúc áo

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề

Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Hoa cúc áo.
  • Tìm được câu chủ đề phù hợp với đoạn văn, viết được đoạn văn có câu chủ đề.
  • Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Trân trọng những giá trị truyền thống; biết bảo vệ và góp phần giữ gìn cảnh vật, phong tục, truyền thống tốt đẹp.
  • Tự hào và yêu quý quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Tranh, ảnh sưu tầm.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV trình chiếu hình ảnh, cho HS đoán tên các loài hoa.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

 

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 6 – Ôn tập Bài 5:

+ Bài đọc: Hoa cúc áo.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề.

+ Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Hoa cúc áo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Hoa cúc áo với giọng đọc thong thả, trong trẻo; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của hoa cúc áo, tâm lí của các nhan vật trong bài và câu cảm.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về câu chủ đề.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Câu chủ đề là gì? Câu chủ đề thường đứng ở đâu?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là như nào?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Hoa cúc áo.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu chủ đề.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Gợi ý:

+ Mở đầu: Giới thiệu nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ mà em đã đọc, đã nghe). Nêu ý kiến khái quát về nhân vật.

+ Triển khai: Nêu những điều em ấn tượng về nhân vật (ví dụ: tính cách, tài năng, năng khiếu của nhân vật…).

+ Đánh giá về nhân vật và khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Hoa cúc áo, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn lại kiến thức đã học về về câu chủ đề. Hoàn chỉnh đoạn văn có câu chủ đề.

+ Hoàn chỉnh đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS đoán tên các loài hoa.

+ Hình 1: Hoa diên vĩ.

+ Hình 2: Hoa cẩm tú cầu.

+ Hình 3: Hoa thủy tiên.

+ Hình 4: Hoa phong lan.

+ Hình 5: Hoa lay ơn.

+ Hình 6: Hoa ban.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

- HS trả lời.

+ Câu chủ đề là câu nêu ý khái quát của đoạn văn. Các câu còn lại nêu ý cụ thể của đoạn văn.

+ Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. Đoạn văn có thể không có câu chủ đề.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được tình cảm, cảm xúc đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

B

A

D

C

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

(1) – b: câu chủ đề nằm ở đầu câu.

(2) – a: câu chủ đề nằm ở đầu câu.

(3) – c: câu chủ đề nằm ở cuối câu.

Bài 2:

a. Vườn Quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.

b. Chích bông là một con chim bé xinh đẹp.

Bài 3: HS viết đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu tả một loài hoa, trong đoạn văn có câu chủ đề.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:.............

Họ và tên HS:......................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ÔN TẬP BÀI 5

Bài đọc: Hoa cúc áo

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề

Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Xóm Bờ Giậu quanh năm làm sao?

A. Đông đúc.

B. Nhộn nhịp.

C. Vắng vẻ.

D. Heo hút.

Câu 2: Điều gì làm xóm Bờ Giậu trở lên khác lạ hơn mọi ngày?

A. Có người tới chơi.

B. Có người tới định cư.

C. Mọi người đi hợp.

D. Thay đổi thôn trưởng.

Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong suốt văn bản?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 4: Cuộc trò chuyện của anh dế còm và cụ giáo cóc có gì đặc biệt?

A. Anh dế còm tự tin nói chuyện với cụ giáo cóc về cô hoa cúc áo.

B. Anh dế còm đã thay đổi suy nghĩ của mình về cụ giáo cóc.

C. Anh dế còm rất cởi mở chia sẻ câu chuyện của mình cho cụ giáo cóc.

D. Thái độ ban đầu của anh dế còm còn rụt rè nhưng cuối cùng dám dũng cảm đọc cho cụ giáo cóc nghe bài thơ viết về cô hoa cúc áo.

Câu 5: Nội dung của bài đọc là gì?

A. Miêu tả cảnh vật và cuộc sống của người dân xóm Bờ Giậu.

B. Sự buồn tẻ, đìu hiu ở xóm Bờ Giậu.

C. Sự xuất hiện của cô cúc áo khiến khung cảnh, con người ở xóm Bờ Giậu trở nên tươi mới, vui vẻ hơn.

D. Buổi tâm sự của anh dế còm và cụ giáo cóc.

PHẦN 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1: Chọn câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó.

(1) Hòn gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp.

(2) Núi hiện lên trong mưa có nhiều màu lá.

(3) Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

a. Lá bạch đàn, lá tre xanh tươi che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi. Những vườn chè, vườn sắn xanh tốt bao quanh sườn núi. Thỉnh thoảng, giữa những mảnh vườn là bóng xanh um của một cây mít, và thênh thang rười rượi là màu xanh của cỏ, dứa dại và sim, mua.

(Theo Lê Phương Liên)

..................................................................................................................................

b. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ mỏ lên tầng, vào lò, tiếng còi bíp bíp inh ỏi, những người thợ điện, thợ cơ khí, thợ sàng rửa vội vã tới xưởng thay ca, các chị mậu dịch viên mở cửa các quầy hàng, các em nhỏ, khăn quàng đỏ bay trên vai kéo nhau tới lớp.

(Theo Thi Sảnh)

..................................................................................................................................

c. Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,… Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

..................................................................................................................................

Bài 2: Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:

a. Vườn Quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Đây là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Vườn có hệ thực vật, động vật phong phú. Nhiều loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng được bảo tồn tại đây.

(Theo Lâm Anh)

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

b. Chích bông là một con chim bé xinh đẹp. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.

(Theo Tô Hoài)

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Bài 3: Viết đoạn văn (từ 4 – 5 câu) tả một loài hoa mà em thích, trong đoạn văn có câu chủ đề.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

PHẦN 3: LUYỆN VIẾT

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 CTST Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 CTST, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 CTST (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay