Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 CTST Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bản mới nhất Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 11 - CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

ÔN TẬP BÀI 3

Bài đọc: Sáng tháng Năm

Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Sáng tháng Năm.
  • Biết cách sử dụng danh từ, động từ, tính từ; làm được các dạng bài tập cơ bản về danh từ, động từ, tính từ.
  • Viết được bài văn thuật lại một sự việc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Kính trọng, học tập, noi gương Bác Hồ.
  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sách giáo khoa.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Video sưu tầm về phong cách làm việc của Bác Hồ.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS xem tư liệu về phong cách làm việc của Bác Hồ.

Bác Hồ với phong cách làm việc

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 3 – Ôn tập Bài 3:

+ Bài đọc: Sáng tháng Năm

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

+ Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc - Sáng tháng Năm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Sáng tháng Năm với giọng đọc nhẹ nhàng, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí; biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả; đọc đúng nhịp thơ, vần điệu.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát biểu được khái niệm về danh từ, động từ, tính từ, nắm được các loại danh từ, động từ, tính từ cơ bản.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nhắc lại khái niệm về danh từ, động từ, tính từ; các loại danh từ, động từ, tính từ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?

+ Danh từ, động từ, tính từ được chia làm mấy loại?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được bố cục của bài văn thuật lại một sự việc.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

­

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 - trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Sáng tháng Năm.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về danh từ, động từ, tính từ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận phần Luyện từ và câu vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và luyện viết đoạn văn vào phiếu học tập.

- GV yêu cầu HS báo cáo phần luyện viết.

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Câu 1:

- Thuật lại cụ thể hoạt động, lời nói,… của những người tham gia.

- Chú ý thuật lại cảm xúc của người dự.

- Có thể thêm vào một vài chi tiết tả cảnh thiên nhiên hoặc địa điểm diễn ra sự việc để bài viết thêm sinh động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Sáng tháng Năm, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Xem lại các kiến thức đã học về tính từ.

+ Hoàn chỉnh phần viết.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng theo dõi.

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…).

Có các loại danh từ sau:

·        Danh từ chỉ người

·        Danh từ chỉ vật

·        Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

·        Danh từ chỉ thời gian

+ Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Động từ được chia làm 2 loại cơ bản: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

+ Tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,…

Có 3 loại tính từ cơ bản. Đó là:

·        Tính từ chỉ đặc điểm.

·        Tính từ chỉ tính chất.

·        Tính từ chỉ trạng thái.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:

·        Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

·        Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.

·        Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần luyện đọc (10 phút).

 

- HS xung phong báo cáo kết quả trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

B

D

A

B

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm và tự luận:

Bài 1:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

D

B

A

C

Bài 2:

- Động từ chỉ hoạt động vui chơi: nô đùa, chạy nhảy, đá cầu,…

- Động từ chỉ hoạt động học tập: ghi chép, suy nghĩ, lắng nghe,…

- Danh từ chỉ thời gian: sáng, trưa, chiều,…

- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, bão,…

- Tính từ chỉ phẩm chất của người: thật thà, trung thực, khiêm tốn,…

- Tính từ chỉ tính nết của học sinh: ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành,…

Bài 3:

1. Nước chảy đá mòn.

- Danh từ: nước, đá.

- Động từ: chảy.

- Tính từ: mòn.

2. Dân giàu, nước mạnh.

- Danh từ: dân, nước.

- Động từ: không có.

- Tính từ: giàu, mạnh.

Bài 4:

Nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Tôi và dế trũi trú mưa dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe tiếng mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đấy là môt con sông mà đêm qua tối trời, chúng tôi không nhìn rõ.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần viết đoạn văn (20 phút).

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 CTST Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 CTST, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 - Ôn tập bài 3

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 CTST (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay