Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 CTST Chủ đề 5 - Ôn tập bài 5

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bản mới nhất Chủ đề 5 - Ôn tập bài 5. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 5

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát

Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Điều ước của vua Mi-đát.
  • Nhận diện và biết cách sử dụng chủ ngữ.
  • Viết được đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Nhận thức được cuộc sống rất đẹp, đáng yêu và đáng quý.
  • Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ một bài học cuộc sống mà em nhận được qua những câu chuyện em đã đọc.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 5 – Ôn tập Bài 5:

+ Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ.

+ Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Điều ước của vua Mi-đát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Điều ước của vua Mi-đát với giọng đọc chậm rãi, truyền cảm; đọc phân biệt giọng nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hành động, trạng thái, cảm xúc của các nhân vật.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về chủ ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Chủ ngữ là gì? Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Điều ước của vua Mi-đát.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về chủ ngữ của câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Câu 1: Gợi ý:

- Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.

- Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông.

- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất. Vì mùa đông lá bàng đỏ như đồng, có thể nhìn cả ngày không chán.

Câu 2: Gợi ý:

+ Viết được đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cây bóng mát: đúng hình thức, đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Điều ước của vua Mi-đát để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp.

+ Ôn lại kiến thức đã học về chủ ngữ của câu.

+ Hoàn chỉnh đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cây bóng mát.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

Chủ ngữ nêu người, vật,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

Bài văn miêu tả cây cối thường gồm ba phần:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây.

2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,… hoặc liên hệ với người, vật,… có liên quan.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

C

B

A

C

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

Chiều hôm ấy, trời mưa như trút nước. Bầu trời đầy mây đen và chớp giật lóe từng đợt. Na đã học bài xong và đang ngồi nhìn ra cửa sổ. Cô bé nhìn thấy một đoạn đường vắng lặng, trắng xóa màn mưa. Dưới lòng đường, người và xe di chuyển hối hả. Cả dãy phố hầu như không có một mái hiên nào đua ra mặt đường. Một chút lo âu dâng lên trong tâm trí. Na chạy xuống nhà bảo mẹ kéo mái hiện ra phía ngoài đường để người đi đường có chỗ trú mưa…

Bài 2:

a. Mùa hè.

b. Các em học sinh.

c. Hạt sương.

d. Tiếng sáo diều.

Bài 3: VD:

- CN chỉ người: Bạn Lan là lớp trưởng lớp em.

- CN chỉ đồ vật: Cái bàn này được làm từ gỗ lim.

- CN chỉ cây cối: Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan.

- CN chỉ loài vật: Con mèo nhà em có bộ lông trắng muốt.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:.............

Họ và tên HS:......................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ÔN TẬP BÀI 5

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát

Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối

 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vua Mi-đát đã ước điều gì?

A. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành đồng.

B. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành vàng.

C. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành bạc.

D. Những thứ vua chạm vào sẽ hóa thành sắt.

Câu 2: Thứ đầu tiên vua Mi-đát làm biến đổi sau khi được thần ban cho năng lực đặc biệt là gì?

A. Cành nhãn.

B. Cành thông.

C. Cành sồi.

D. Cành vải.

Câu 3: Điều gì đã xảy ra với vua Mi-đát?

A. Ông không thể làm việc.

B. Ông không thể ăn uống.

C. Ông không thể nói chuyện.

D. Ông không thể ngủ được.

Câu 4: Qua điều ước đầu tiên của vua Mi-đát, có thể thấy ông là một người như thế nào?

A. Tham lam.

B. Ngu ngốc.

C. Đáng sợ.

D. Nguy hiểm.

Câu 5: Tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc?

A. Có thể xây dựng hạnh phúc bằng tiền.

B. Phải kiếm tiền bằng chính sức của mình, đồng tiền đó mới là quý giá.

C. Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.

D. Những điều ước có thể mang lại hạnh phúc cho con người.

PHẦN 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1: Tìm chủ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

cô bé, Na, bầu trời, cả dãy phố, người và xe

Chiều hôm ấy, trời mưa như trút nước. ………………… đầy mây đen và chớp giật lóe từng đợt. ………………… đã học bài xong và đang ngồi nhìn ra cửa sổ. ………………… nhìn thấy một đoạn đường vắng lặng, trắng xóa màn mưa. Dưới lòng đường, ………………… di chuyển hối hả. ………………… hầu như không có một mái hiên nào đua ra mặt đường. Một chút lo âu dâng lên trong tâm trí. Na chạy xuống nhà bảo mẹ kéo mái hiện ra phía ngoài đường để người đi đường có chỗ trú mưa…

(Theo La Nguyễn Quốc Vinh)

Bài 2: Tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

a. …………………… là mùa của nắng nóng, của mưa rào và là kì nghỉ của các cô cậu học trò.

b. …………………… nắn nót viết từng hàng chữ trên trang vở mới.

c. …………………… đọng trên lá như những hạt ngọc long lanh.

d. …………………… vi vu trầm bổng.

Bài 3: Đặt 1 – 2 câu có chủ ngữ

- Chỉ người

..................................................................................................................................

- Chỉ đồ vật

..................................................................................................................................

- Chỉ cây cối

..................................................................................................................................

- Chỉ loài vật

..................................................................................................................................

PHẦN 3: LUYỆN VIẾT

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bang. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

(Đoàn Giỏi)

- Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?

..................................................................................................................................

- Lá bàng được tả theo trình tự nào?

..................................................................................................................................

- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất? Vì sao?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Câu 2: Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật (gốc, thân, lá,…) của một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 CTST Chủ đề 5 - Ôn tập bài 5

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 CTST, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 5, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5 - Ôn tập bài 5

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay