Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 4 Văn bản 1: Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 4 Văn bản 1: Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: SƠN ĐOÒNG – THẾ GIỚI CHỈ CÓ MỘT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một.
  • Luyện tập theo văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Củng cố lại kĩ năng phân tích và đánh giá được tác dụng của yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  • Nhận biết được bố cục, mạch lạc của VB, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá của chúng qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  • Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được để tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do qua văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về kì quan thiên nhiên ở Việt Nam.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của em hãy cho biết: Em ấn tượng với kì quan thiên nhiên nào ở Việt Nam? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3  HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Ví dụ - Vịnh Hạ Long

ð Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.

- Giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cũng ôn tập lại kiến thức của văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về văn bản thông tin.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau:

+ Trình bày những hiểu biết của em về văn bản thông tin.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một, trả lời câu hỏi:

- Nội dung chính của văn bản là gì?

- Những phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản có tác dụng gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 -6 HS) thực hiện những yêu cầu sau:

+ Tìm những thông tin cho thấy hang Sơn Đoòng là hang động có những nét độc đáo nhất so với hang động khác trên thế giới.

+ Nhận xét về cách trình bày thông tin, dữ liệu trong văn bản.

+ Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trung tâm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm trung tâm (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau:

 Từ nội dung văn bản “Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một”, em hãy rút ra thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng thể loại của truyện thơ dân gian qua văn bản “Lời tiễn dặn” bằng sơ đồ tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng truyện thơ dân gian qua văn bản “Lời tiễn dặn”.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhắc lại kiến thức về văn bản thông tin.

- Mục đích: cung cấp thông tin cho người đọc, sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, hình ảnh/sơ đồ/bảng biểu…), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự,...).

- Các yếu tố hình thức của văn bản thông tin: sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồmuowfng được  cả phương tiện giao tiếp phi ngôn gữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu.

- Dữ liệu trong văn bản thông tin:  là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/  tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.

- Thái độ, ý kiến, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin: thường được trình bày dưới dạng những bài phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết…

- Thông tin cơ bản của văn bản:  là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải qua văn bản, thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.

- Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, nguyên nhân – kết quả, so sánh – đối chiếu, vấn đề - cách giải quyết.

2. Hiểu biết chung về văn bản.

a. Nội dung chính

VB trình bày nhiều dữ liệu về những điểm đặc biệt của Sơn Đoòng như số liệu chính xác về chiều dài, chiều cao và thể tích của hang; nét đặc biệt của hang Én; thảm thực vật ở hai hố sụt; những cột nhũ đá và thế giới “ngọc động” của Sơn Đoòng, “bức tường Việt Nam”; những dữ liệu ấy góp phần làm rõ ý chính Sơn Đoòng được xem là Đệ nhất kì quan.

b. Những phương tiện phi ngôn ngữ

- Có vai trò tạo sự thú vị, phong phú cho văn bản và giúp cho người đọc có cái nhìn trực quan nhất về những cảnh vật trong hang.

 

 

 

 

3. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Những thông tin cho thấy hang Sơn Đoòng là hang động có những nét độc đáo nhất so với hang động khác trên thế giới.

- Ở phần Sapo, tác giả đã khẳng định “Sơn Đoòng sở hữu những điều kì bí, độc đáo và vẻ đẹp có một không hai”.

- Bên trong hang có suối, nước chảy xiết và lòng hang có vẻ rất sâu với diện tích hang động lớn nhất thế giới được công bố vào năm 2010.

- Sơn Đoòng có hai hố sụt, đây chính là phần vòm trần hang tạo nên các “giếng trời”, cung cấp ánh sáng cho hang và tạo nên cả một thảm thực vật, một khu rừng nhiệt đới không nơi nào có được.

- Trong hang, có những cột nhũ đá cao tới 70m, có đường kính đến hàng mét.

- Sơn Đoòng còn là thế giới của những “ngọc động”.

- Bức tường thạch nhũ khổng lồ cao xấp xỉ 100m, chắn hết chiều rộng phía cuối hang và nối với hang chính bằng một hồ nước dài cỡ 500m.

b. Cách trình bày thông tin, dữ liệu trong văn bản.

- Dữ liệu và thông tin của văn bản được trình bày theo các cách sau: trật tự thời gian, ý chính và nội dung chi tiết.

ð Nhận xét:

+ Cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử phát hiện, tìm kiếm và công bố thông tin về hang Sơn Đoòng.

+ Cách trình bày thông tin theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết giúp cho thông tin cơ bản của phần VB “Sơn Đoòng - Đệ nhất kì quan được hỗ trợ làm rõ bằng những dữ liệu cụ thể, chính xác, khách quan; trên cơ sở đó, tạo tính thuyết phục cho thông tin cơ bản và người đọc, nhờ vậy mà hiểu rõ hơn về thông tin cơ bản.

c. Nhận xét thái độ của tác giả

- Thái độ của tác giả thể hiện qua VB:

+ Ngợi ca, tự hào với những điểm đặc biệt của hang Sơn Đoòng.

+ Thán phục với tạo tác kì diệu của thiên nhiên.

+ Trần quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho quê hương, đất nước qua việc để xuất định hướng phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới – Sơn Đoòng.

+ Bên cạnh đó, tác giả cũng thể hiện những trăn trở của mình về việc bảo vệ và khai tác hợp lý kì quan thiên nhiên quý giá này.

4. Tổng kết

- Thông điệp: hang Sơn Đoòng chính là kì quan thiên nhiên độc đáo nhất trong thế giới hang động, là niềm tự hào của đất nước Việt Nam, chúng ta nên ý thức được việc giữ gìn vẻ đẹp vốn có của Sơn Đoòng và có những giải pháp phù hợp để vừa phát triển du lịch, đem lại kinh tế cho địa phương lại không ảnh hưởng đến kì quan này.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đặc trưng văn bản thông tin giới thiệu cuốn sách qua văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một.

  1. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 4 Văn bản 1: Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 4 Văn bản 1: Sơn Đoòng -, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 4 Văn bản 1: Sơn Đoòng -

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay