Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 7 Văn bản 2: Độc “Tiểu thanh kí”. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận của bản thân về những đóng góp của Nguyễn Du đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV cử đại diện 1 HS của mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV có thể gợi mở:
Đóng góp to lớn nhất của Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà là đã chuyển tải được thể thơ lục bát - một dòng thơ truyền thống chỉ có duy nhất ở Việt Nam lên một tầm cao mới, ngang hàng với các thể thơ chính thống; góp phần làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và trong sáng hơn. “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Nguyễn Du đã làm cho thế giới biết đến một dân tộc mà ở thời đại Ông đang bị nô dịch có một nền văn hóa phong phú, lâu đời. Cho đến nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn là đỉnh cao của văn hoá dân tộc, có sức thu hút, lay động sâu sắc nhất đối với nhiều thế hệ người Việt Nam; có tầm ảnh hưởng, phổ biến rộng rãi nhất đối với bạn bè thế giới. Khi viết về Truyện Kiều và Nguyễn Du, một dịch giả người Pháp là Rơ - ne - Cri - sắc đã ví rằng: “Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Tài năng vĩ đại, tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du đã được thế giới tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới, là Đại thi hào dân tộc Việt Nam.
- Giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục củng cố kiến thức về một tác phẩm chữ Hán vô cùng ấn tượng của đại thi hào dân tộc là Độc “Tiểu Thanh kí”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Độc “Tiểu Thanh kí” trả lời câu hỏi: - Trình bày xuất xứ và bố cục của văn bản Độc “Tiểu Thanh Kí”. - Giải thích ý nghĩa nhan đề Độc “Tiểu Thanh Kí”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), thực hiện những yêu cầu sau: + Em hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận Tiểu Thanh trong bài “Độc Tiểu Thanh kí”? + Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ khi bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” khép lại? + Xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau: Từ nội dung văn bản “Độc “Tiểu Thanh kí””, em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Xuất xứ và bố cục: - Bài thơ được Nguyễn Du viết khi đi xứ ở Trung Quốc, chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh cụ thể nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra. - Độc “Tiểu Thanh kí" là bài cuối cùng trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du. - Bố cục: + Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ. + Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh. + Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh. + Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình. 2. Nhan đề - Độc: đọc. - Tiểu Thanh kí: truyện viết về nàng Tiểu Thanh. Phùng Tiểu Thanh, người thời Minh (Trung Quốc), xinh đẹp, thông minh, giỏi cầm – kì – thi – hoạ. Năm mười sáu tuổi, nàng phải làm vợ lẽ cho công tử họ Phùng. Vợ cả tính hay ghen, cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ (Hàng Châu). Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới mười tám tuổi. Sau khi nàng chết, vợ cả còn tìm thơ của nàng đốt đi, may còn lại một ít người đời sau in lại, gọi là Phần dư tập (hay Phần di cảo). II. Nhắc lại kiến thức bài học 1. Câu thơ Nỗi hờn kim cổ - Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh. Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả. - Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh (chữ tài gần với chữ tai một vần). + Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du… + Nỗi hận kéo dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời. - Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời. ð Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh. 2. Lí do Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận Tiểu Thanh trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh bởi ông nhận ra ở con người Tiểu Thanh là người có tài, có sắc nhưng lại bị vùi dập, chết oan ức. Cái chết của nàng đã vạch ra một xã hội mà người phụ nữ không hề có quyền, có vị thế. Ngoài ra, Nguyễn Du còn khóc thương cho người cùng cảnh ngộ như Tiểu Thanh.Nếu cuộc đời của nàng Tiểu Thanh bất hạnh thì cuộc đời của Nguyễn Du cũng chẳng suôn sẻ. Đọc các tác phẩm của ông, ta vẫn thường thấy có điều gì đó day dứt, u uẩn. Xưa nay những người cùng chung cảnh ngộ vẫn thường khóc thương cho nhau, đó cũng là lẽ thường trong thiên hạ vậy. 3. Cảm xúc của nhà thơ khi bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” khép lại Cảm xúc của Nguyễn Du: sự cô đơn, đơn độc trong hiện tại, giữa cuộc đời này không người tri âm. Ông đau đớn, khắc khoải mong chờ sự trân trọng, cảm thông của hậu thế. 4. Cảm hứng chủ đạo và thông điệp của bài thơ - Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương cảm chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du. - Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. 5. Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh - Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh. Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ. + Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh + Ông đau đớn hỏi “Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ” - Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị đốt bỏ, bị vùi dập. ð Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa thương cảm trước những kiếp người tài hoa bạc mệnh- đây là giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du. III. Tổng kết 1. Nội dung: - Mạch vận động của cảm xúc (tứ thơ): Đọc truyện " xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử " tự thương cho số phận tương lai của mình, khao khát tri âm. - Giá trị nhân đạo sâu sắc: + Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung. + Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần. 2. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình. - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 7 Văn bản 2: Độc “Tiểu thanh, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 2: Độc “Tiểu thanh