Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân: Chia sẻ những suy nghĩ của em về khó khăn trong công việc đánh bắt của ngư dân?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
Những ngư dân đi biển bên cạnh nỗi lo cơm áo thường nhật thì họ còn có trăm thứ phải lo: lo thời tiết mưa bão, lo không tìm được luồng cá, lo tàu khác đâm va phải, thậm chí là sự uy hiếp của tàu lạ và phải đối mặt với nhiều rủi ro. Bao đời nay, ngư dân luôn gắn phận mình với sóng, với gió ngoài biển khơi. Biển nuôi nấng, che chở cho họ với những mùa về tôm cá đầy khoang nhưng biển cũng lấy đi cuộc sống của không ít ngư dân. Đời người đi biển không chỉ đối mặt với nhiều tai ương, bão tố mà có thể bị tước đi sinh mạng bất kì lúc nào.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Chiều sương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về truyện ngắn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu: + Nêu khái niệm truyện ngắn? + Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường xoay quanh những gì? + Nêu đặc điểm của điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri và hạn tri)? Thay đổi điểm nhìn trong văn bản có tác dụng gì? + Nhân vật trong truyện có vai trò gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nguyệt Cầm trả lời câu hỏi: + Nêu một số thông tin về tác giả Bùi Hiển và xuất xứ của văn bản “Chiều sương”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), thực hiện những yêu cầu sau: + Chàng trai lang thang trong những ngõ hẻm làng vì lý do gì? + Những ý nghĩ của chàng trai ấy được so sánh với những con bướm đa tình. Bạn nghĩ tác giả muốn thể hiện điều gì qua sự so sánh này? + Theo bạn, chàng trai ấy có hài lòng với cuộc sống thôn dã hay không? + So sánh cuộc sống của chàng trai và ông bạn già trong truyện ngắn “Chiều sương”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 4: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau: Từ nội dung văn bản “Chiều sương”, em hãy nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. Nhắc lại kiến thức về truyện ngắn 1. Khái niệm - Truyện ngắn là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội. 2. Cốt truyện Cốt truyện của truyện ngắn hiện đại thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống. Trong đó, các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng chỉ tập trung vào một vài biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn. 3. Điểm nhìn trần thuật - Điểm nhìn ngôi thứ ba (toàn tri, hạn tri) và sự thay đổi điểm nhìn: + Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấy suốt tất cả suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện. + Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri: Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấy suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó là các sự kiện mà nhân vật đó biết. + Thay đổi điểm nhìn: Trong nhiều tác phẩm truyện hiện đại, thường có sự di chuyển điểm nhìn kể chuyện, có thể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn chi sang toàn tri, hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau. Thủ pháp này có nhiều tác dụng trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả: dẫn dắt độc giả vào thế giới tinh thần của nhân vật; quan sát, thể hiện sự việc, con người từ nhiều góc nhìn,… 4. Nhân vật - Nhân vật trong truyện ngắn: Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1-2 nhân vật chính – tức nhân vật hiện lên như một tư thế đọc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm – được khắc họa qua ngoại hình, hành động, đối thoại, độc thoại nội tâm và đánh giá của các nhân vật khác cũng như người kể chuyện. II. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Bùi Hiển - Bùi Hiển (1919 - 2009) sinh tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là nhà văn có sức sáng tác dồi dào, bền bỉ trong cả hai giai đoạn trước và sau năm 1975. Nổi tiếng từ truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, ông đã định hình phong cách là một nhà văn chuyên viết về phong tục Bắc Bộ với lòng yêu thương con người và cảnh vật sâu sắc. Bùi Hiển viết đa dạng nhiều thể loại như: truyện ngắn, bút kí, phê bình, tiểu luận, chân dung văn học, dịch thuật,... với hơn 40 tác phẩm. b. Xuất xứ văn bản - Truyện Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ (1941).
III. Nhắc lại kiến thức bài học 1. Lí do lang thang trong ngõ - Chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng vì chàng đang cảm thấy buồn chán và vô định với cuộc sống. Chàng không có mục đích gì khi đi, chỉ để cho hồn lặng thấm cái êm ả của thiên nhiên. Đoạn trích cho biết chàng đi và nghĩ đến trăm điều vu vơ, những ý nghĩ thoảng qua trong trí rồi vỗ cánh bay đi, cho thấy chàng không có tâm trí tập trung hay quan tâm đến bất cứ điều gì. 2. Những ý nghĩ của chàng trai ấy được so sánh với những con bướm đa tình - Tác giả muốn thể hiện sự mơ màng và lãng mạn của chàng trai ấy qua sự so sánh với những con bướm đa tình. Những con bướm đa tình là những sinh vật nhẹ nhàng, bay lượn từ hoa này sang hoa kia, không gắn bó với bất cứ điều gì. Những ý nghĩ của chàng trai ấy cũng giống như vậy, không dừng lại ở một chỗ, không quan tâm đến hậu quả hay ý nghĩa của chúng. 3. Chàng trai và cuộc sống thôn dã - Chàng trai ấy không hài lòng với cuộc sống thôn dã. Đoạn trích cho biết chàng đi lang thang, mặc hỗn lang thang, cho thấy chàng không có mục tiêu hay định hướng gì trong cuộc sống. Chàng cũng không có niềm vui hay sở thích gì, chỉ để cho hồn lặng thấm cái êm ả của thiên nhiên. Chàng có vẻ như đang tìm kiếm điều gì đó mới mẻ và thú vị, nhưng không biết phải làm gì. 4. So sánh cuộc sống của chàng trai và ông bạn già + Điểm giống: Cả hai đều là người dân làng, sống gần gũi với thiên nhiên và con người. Cả hai đều có tình cảm và sự quan tâm đến nhau, coi nhau như bạn bè hoặc họ hàng. Cả hai đều có niềm yêu thích và kinh nghiệm với nghề chài, một nghề khổ cực nhưng cũng mang lại niềm vui và hy vọng cho người làm. + Điểm khác: Chàng trai ấy là một người trẻ tuổi, có nhiều hoài bão và khát vọng. Chàng không hài lòng với cuộc sống thôn dã, mà muốn tìm kiếm điều gì đó mới mẻ và thú vị. Chàng có tâm trạng buồn chán và vô định, không có mục tiêu hay định hướng gì trong cuộc sống. Chàng cũng có tính mơ màng và lãng mạn, những ý nghĩ của chàng giống như những con bướm đa tình. Ông bạn già là một người già dặn, có nhiều kinh nghiệm và tri thức. Ông hài lòng với cuộc sống thôn dã, mà không muốn thay đổi hay phiêu lưu gì. Ông có tâm trạng bình thản và an phận, có mục tiêu và định hướng rõ ràng trong cuộc sống. Ông cũng có tính giản dị và chịu khó, cách mặc của ông phản ánh điều đó. IV. Tổng kết 1. Nội dung Qua câu chuyện đi khám phá làng chài lưới của chàng trai, được nghe kể bao chuyện li kì, thú vị trên biển của những người chài lưới, ta nhận thấy cuộc sống gian truân, vất vả nơi đầu sóng ngọn gió của người ngư dân. Họ không chỉ đối mặt với giông bão trên biển, vất vả để đánh bắt được hải sản, thậm chí đối mặt với tử thần mà họ còn phải vượt qua và làm quen với những chuyện tâm linh, ma quỷ mà nhiều người cho rằng không có thật trên đời. Tác giả muốn ngợi ca sự bền bỉ, chăm chỉ bám biển của người ngư dân, đồng cảm và thấu hiểu cho những khó khăn mà họ phải đối mặt và vượt qua trong mỗi chuyến ra khơi. 2. Nghệ thuật - Thể loại: truyện ngắn. - Ngôn ngữ giản dị, sử dụng nhiều từ ngữ của người dân thuyền chài. - Giọng điệu thay đổi liên tục, khi nhẹ nhàng sâu lắng, khi lại ma mị, huyền ảo, khi lại dữ dội, mạnh mẽ. - Điểm nhìn trần thuật: thay đổi linh động từ chàng trai, lão Nhiệm Bình đến các bạn chài của lão, tạo nên sự đa dạng góc nhìn cho câu chuyện, giúp câu chuyện trở nên khách quan, thú vị hơn. - Người kể chuyện: đan xen ngôi kể toàn tri và hạn tri của chàng trai và lão Nhiệm Bình… - Hình ảnh chân thực, sinh động, có đan xen yếu tố thực và kì ảo, giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, li kì, mang màu sắc huyền ảo,… - Nhân vật được xây dựng chủ yếu thông qua lời nói và hành động, một vài chi tiết diễn biến nội tâm của chàng trai… |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 6 Văn bản 1: Chiều sương