Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 4 Văn bản 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 4 Văn bản 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA CẢNH QUAN

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: ĐỒ GỐM GIA DỤNG CỦA NGƯỜI VIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
  • Luyện tập theo văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Phân tích và đánh giá được tác dụng của yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
  • Nhận biết được bố cục, mạch lạc của VB, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá của chúng qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
  • Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được để tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, xem đoạn video được trình chiếu và nêu suy nghĩ về nghề làm gốm ở Việt Nam.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi sau: Em có suy nghĩ gì về nghề làm gốm ở Việt Nam sau khi theo dõi đoạn video sau?

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=2dHm5tEkbcQ (0:00 – 4:21)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Nghề làm gốm là một trong những ngành nghề truyền thống nổi tiếng nhất tại Việt Nam, tuy nhiên lại chẳng ai biết được ngành nghề này đã xuất hiện từ bao giờ. Nghề làm gốm đã có từ rất lâu, được ông bà truyền lại cho con cháu, đến nay vẫn giữ vững được những đặc điểm rất riêng và đã trở thành một nét tinh hoa của dân tộc Việt. Nguồn gốc của nghề làm gốm từ giai đoạn Phùng Nguyên cách đây khoảng 4000 năm ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh. Không chỉ là lịch sử lâu đời, nghề làm gốm còn được biết đến bởi những làng nghề truyền thống – những chiếc nôi gìn giữ và truyền bá nét tinh hoa của văn hóa Việt. 

 

- Giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cũng ôn tập lại kiến thức của văn bản Đồ gốm gia dụng người người Việt.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau:

- Trình bày xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt chính và bố cục của văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.

- Nêu nội dung chính của văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học về nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), trả lời những câu hỏi sau:

+ Nêu khái quát hình thức trình bày của văn bản.

+ Quá trình phát triển đồ gốm gia dụng của người Việt trải qua những giai đoạn nào?

+ Nhận xét về thái độ của tác giả với văn hóa dân tộc qua văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt, em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về văn bản

- Xuất xứ: In trong Văn minh vật chất của người Việt, NXB Thế giới, 2018, tr228-230).

- Thể loại: văn bản thông tin.

- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần VB “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi ... Một cải tiến nữa kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm.

+ Phần còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Nội dung chính: Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt nói về nguồn gốc và quá trình phát triển cũng như cách sử dụng đồ gốm qua từng thời kì.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Hình thức trình bày của văn bản

- Sử dụng hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình ảnh minh họa.

ð Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

b. Quá trình phát triển đồ gốm gia dụng của người Việt

Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi:

+ Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời.

+ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng

+ Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần tuý như thế, những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón, khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hon vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Cái bát cong đều như thế có trong gốm hoa lam thời Trần và chúng có chân rất cao.

+…

- Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần:

+ “quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng”

+ " Những chiếc chậy, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi"

+ …

ð Thái độ ngạc nhiên, khó tin.

ð Nhận xét chung:

- Văn hóa dân tộc ta thật hào hùng. Văn hoá đồ gốm sứ xưa của Việt Nam mở ra cho mọi người một giá trị mênh mông, thoáng đãng vô cùng vô tận về đời sống xã hội xa xưa.

- Đồ gốm sứ xưa là những đồ vật câm lặng, nhưng chúng lại hàm chứa nội dung văn hoá, mỹ thuật trang trí dân tộc phong phú.

c. Thái độ của tác giả với đồ gốm gia dụng của người Việt xưa

- Ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời

Lý – Trần.

- Khách quan khi phản ánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

3. Tổng kết

a. Nội dung:

- Từ những thông tin về quá trình phát triển cũng như cách sử dụng và xu hướng dùng đồ gốm của người Việt xưa, văn bản đã phản ánh cả một nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Từng kiểu dáng, nét hoa văn đến thói quen sử dụng đều mang nét tính cách của con người Việt Nam, giản dị nhưng không kém phần tinh tế, chân chất nhưng vẫn mang nét thanh nhã, nghệ thuật.

b. Nghệ thuật:

-  Hình ảnh, chú thích rõ ràng, mạch lạc theo từng thời kì.

-  Dẫn chứng chi tiết, phù hợp.

- Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu. 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn Đồ gốm gia dụng của người Việt
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 4 Văn bản 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 4 Văn bản 2: Đồ gốm gia, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 4 Văn bản 2: Đồ gốm gia

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay