Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt cầm

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt cầm. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP BÀI 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NGUYỆT CẦM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nguyệt Cầm
  • Luyện tập theo văn bản Nguyệt Cầm.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản Nguyệt Cầm.
  • Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản Nguyệt Cầm.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tự học, tự trau dồi năng lực thẩm mĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi: Chia sẻ những hiểu biết của em về phong trào Thơ mới và vai trò của thi sĩ Xuân Diệu trong phong trào đó.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân: Chia sẻ những hiểu biết của em về phong trào Thơ mới và vai trò của thi sĩ Xuân Diệu trong phong trào đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Việc Pháp cai trị Việt Nam vào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với việc Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.

+ Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường.Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới.

+ Vai trò của Xuân Diệu: Xuân Diệu tham gia nhóm Tự lực văn đoàn, là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”. Những bài thơ được công chúng yêu thích, tôn xưng ông là "ông hoàng thơ tình" được sáng tác trong giai đoạn 1936-1944, nổi tiếng như: “Yêu”, “Vội vàng”, “Dại khờ”...

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Nguyệt Cầm.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nguyệt Cầm.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nguyệt Cầm.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nguyệt Cầm và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về yếu tố tượng trưng trong thơ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu:

+ Nêu đặc điểm của yếu tố tượng trưng trong thơ.

+ Trình bày về hình thức và cấu thơ trong thơ trữ tình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nguyệt Cầm trả lời câu hỏi:

- Trình bày thông tin cơ bản về nhà thơ Xuân Diệu và xuất xứ bài thơ Nguyệt Cầm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), thực hiện những yêu cầu sau:

+ Xác định thể thơ của văn bản. Nêu tên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ sau: “Sương

bạc làm thinh, khuya nín thở”.

+ Nêu cách hiểu của anh chị về tình cảm của tác giả được thể hiện trong câu. “Trăng thương, trăng nhỏ, hỡi trăng ngần”.

+ Theo anh chị, nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự gì khi viết:

Bốn bề ảnh nhạc: biển pha lê.

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề

+ Anh chị hiểu thế nào về câu thơ “Linh  lung bóng sáng bỗng rung mình”? Từ “linh lung” liệu có phải được Xuân Diệu lạ hóa?

+ Nêu cảm nhận về hình ảnh “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Nguyệt cầm”, em hãy nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về yếu tố tượng trưng trong thơ

1. Yếu tố tượng trưng trong thơ

- Tượng trưng là loại hình ảnh mang tính trực quan, sinh động nhưng hàm nghĩa biểu đạt những tư tưởng, quan niệm, khái niệm trừu tượng.

- Là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới.

- Trong nhiều trường hợp, yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình còn gắn với sự đề cao nhạc tính của thơ (sức gọi cảm của nhịp thơ, vần, thanh điệu,...) và sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp của các ấn tượng thính giác, thị giác, xúc giác,...).

2. Hình thức và cấu tứ trong thơ trữ tình

- Hình thức: là tổng hoà của thể thơ, câu thơ, lời thơ, giọng điệu, nhịp, vần, hình ảnh,... trong thơ trữ tình. Tất cả được lựa chọn, liên kết để thể hiện chủ đề, tư tưởng chung của tác phẩm.

- Cấu tứ:là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình.

II. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Xuân Diệu

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu mang đến cho thơ ca Việt Nam những cảm nhận mới mẻ về cái tôi cá nhân, những cách tân quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật: sự kết hợp từ ngữ mới mẻ chịu ảnh hưởng phương Tây, những hình ảnh độc đáo mang màu sắc tượng trưng,...

- Thơ Xuân Diệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỉ XX.

2. Tác phẩm

- Về bối cảnh bài thơ ra đời thì giai đoạn 1930 – 1945, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp, tức là “thế giới thống nhất trong tình âm u, huyền bí của nó” hay “hương sắc và âm thanh trong không gian tương ứng với nhau” (Bôđơle).

- Và thời điểm này cũng chính là thời điểm bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu ra đời. Bài thơ chịu ảnh hưởng của thuyết giao ứng của Baudelaire và được sáng tác theo quan niệm của trường phái biểu tượng về một vũ trụ huyền bí chỉ có thể được cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan.

III. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Thể thơ của văn bản và tác dụng của biện pháp tu từ

- Thể thơ: tự do

- Sương bạc làm thinh, khuya nín thở.

+Biện pháp tu từ: Nhân hóa

+ Nhân hóa hình ảnh "sương bạc"; "khuya" cũng có hành động như con người: làm thinh; nín thở.

ð Tác dụng của biện pháp tu từ: giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Khắc họa hình ảnh thiên nhiên một các gần gũi, sinh động và giàu sức sống. Qua đó, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tâm trạng sầu não của tác giả trong đêm trăng.

2. Tình cảm của tác giả

Qua câu thơ" Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần" thể hiện tâm trạng buồn thương, đầy suy tư, cảm xúc của tác giả. Kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/3, lại càng như làm nổi bất nét u sầu, nhiều tâm sự của người thi sĩ.

3. Tâm sự của nhà thơ Xuân Diệu

Khi viết "Bốn bề ảnh nhạc: biển pha lê" nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự về cảm giác chơi vơi trước một khung cảnh mênh mông, rộng lớn và vô định. Con người thì nhỏ bé với kiếp số hữu hạn mà cuộc sống là vô tận. Nhận thức được sự nhỏ bé, bế tắc của bản thân, nhà thơ khao khát muốn tìm kiếm những điều tinh tế, giao cảm với đời.

4. Cau thơ “Linh lung bóng sáng bỗng rung mình”

- Lung linh chỉ là sự lay động, nhún nhảy, rung rinh của những làn ánh sáng. Một cảm giác thuần tuý thị giác. Trong khi đó, những gì mà hồn thơ Xuân Diệu quá đỗi tinh tế cảm nhận được trong cùng một khoảnh khắc lại là một phức hợp nhiều cảm giác tinh vi. Xuân Diệu muốn chữ mình dùng phải làm sống dậy cùng lúc cả cái luồng run rẩy lẫn cái luồng gai gợn bí ẩn tựa như một thoáng rùng mình ớn lạnh. Nghĩa là phải gồm chứa các cảm giác thuộc cả thị giác lẫn xúc giác. Linh lung, vì thế, cứ ánh rợn lên, khơi vơi, tê tái, huyền hoặc ma quái.

- Bước vào Nguyệt Cầm là bước vào một thế giới linh lung. Mọi ảnh hình đều rợn sáng. Cả ánh sáng của âm thanh, cả âm thanh của ánh sáng đều tan ra trong từng làn sóng âm tê buốt, tưới lên da ta, len lấn vào tâm trí ta. Cả trăng sao, sóng nước, mây trời, sỏi đá, cả sương bạc, cả canh khuya, cả nàng Nương Tử, cả bến Tầm Dương, cả hồn ta… tất tật đều vừa hiển hiện vừa tan ra trong biển nhạc trong suốt của Nguyệt Cầm không bờ không bến. Tất cả đều diễm ảo, hư huyền, chơi vơi, vô định. Không còn cõi này, không còn cõi khác, không còn hiện tại, không còn quá khứ, không còn hữu thể, không còn vô thể… chỉ còn có Nguyệt Cầm. Cả thương, nhớ, hận, sầu đều phổ vào trong ánh nhạc tê ngời. Vĩnh cửu tan cùng khoảnh khắc, phù du giao ứng vĩnh hằng. Tất cả đều rợn ánh khơi vơi trong đêm nhạc Nguyệt Cầm.

5. Câu thơ “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”

- Câu thơ dựng lên một ngữ cảnh huyền hoặc, bí ẩn không dễ tường minh. Ta hãy bắt đầu bằng chữ “nhập”. Thế giới nhạc của Nguyệt Cầm bắt đầu từ sự sống động của nhạc khí. Nhưng cây đàn ấy bắt đầu sống cái sinh mệnh đàn từ bao giờ? Từ lúc trăng nhập vào dây cung vậy! Đây là động thái huyền nhiệm, diễn tả sự nhập hồn, nhập thần…

- Trong hình dung theo lối thi ca của Xuân Diệu, đàn vừa được làm ra, mới chỉ có thân xác, phải khi trăng nhập vào dây cung, mới có hồn đàn. Từ cái khoảnh khắc mầu nhiệm ấy, đàn mới bắt đầu sống cái thân phận Nguyệt Cầm. Tự bấy giờ, mỗi nốt Nguyệt Cầm tấu lên sẽ là cộng hưởng của âm thanh và ánh sáng. Mỗi nốt nhạc sẽ sinh thành từ sự giao duyên kỳ bí đó của Nguyệt và Cầm.

- Sau chữ “nhập” như thế, Trăng và Đàn đã đồng thể. Sự giao thoa ngôn từ cũng chính thức bắt đầu từ chữ “cung” - vừa thuộc về đàn vừa thuộc về trăng. Phải chăng cung nguyệt cầm chính là sự cộng hưởng của cả cung trăng lẫn cung đàn? Hai hình ảnh nhập vào một hình thể? Nhập thành một duyên phận?

IV. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ Nguyệt cầm thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh. Thông qua bài thơ, ta thấy được trực giác mẫn cảm của Xuân Diệu, ông đã nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để đạt tới thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ: bảy chữ.

- Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.

- Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.

- Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nguyệt cầm.
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn phân tích văn bản Nguyệt cầm.

  1. Tổ chức thực hiện

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt cầm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt cầm, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt cầm

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay