Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 7: Thực hành tiếng Việt trang 45. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thảo luận: Hãy kể tên những bút pháp nghệ thuật trong thơ văn trung đại mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý: Bút pháp ước lệ tượng trưng, sùng cổ phi ngã, tả cảnh ngụ tình, họa vân hiển nguyện,…
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về biện pháp tu từ đối.
và chuẩn kiến thức của GV.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về biện pháp tu từ đối Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Nhắc lại kiến thức về biện pháp tu từ đối 1. Khái niệm - Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hòa về nghĩa, đồng thơi làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn. 2. Tác dụng - Tạo nên sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu. - Tạo nên cái đẹp hài hòa theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. - Giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát.
|
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập biện pháp tu từ đối.
- Phiếu bài tập của HS.
- Nhận biết và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đối.
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Phép đối là gì? A. Biện pháp tư từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản. B. Biện pháp tư từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí đối lập nhau. C. Biện pháp tư từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng. D. Biện pháp tư từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa vào vị trí cân xứng Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ đối là gì? A. Tạo nên sự hài hòa về nghĩa. B. Giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát. C. Tạo nên cái đẹp hài hòa D. Tạo nên sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát và giúp miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát. Câu 3: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ đối? A. Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. B. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi C. Trong đầm đẹp gì bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng D. Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi. Câu 4: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ đối? A. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. B. Có bầu, có bạn, can chi tủi, Cùng gió, cùng mây, thế mới vui. C. Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... D. Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa! Câu 5: Đặc điểm nào không cần thiết phải có trong phép đối? A. Số tiếng: giống nhau B. Thanh điệu: đối B – T C. Từ loại: cùng từ loại D. Nghĩa: trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa. Câu 6: Câu thơ nào sau đây không sử dụng phép đối? A. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ B. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. C. Có bầu, có bạn, can chi tủi, Cùng gió, cùng mây, thế mới vui. D. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! Câu 7: Tìm và phân tích ý nghĩa của phép đối trong câu sau: Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn A. Phép đối giữa hình ảnh thơ ở 2 vế, cho thấy ý chí quyết tâm lớn của nghĩa quân Lam Sơn. B. Phép đối “gươm mài đá” với “đá núi phải mòn”, “voi uống nước” với “nước sông phải cạn”. C. Phép đối cho thấy ý chí quyết tâm lớn của nghĩa quân Lam Sơn. D. Phép đối giữa hình ảnh thơ ở 2 vế thể hiện những khó khăn trong chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 7: Thực hành tiếng Việt trang 45, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành tiếng Việt trang 45