Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 9 Văn bản 2: Tôi đã học tập như thế nào?. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi sau: Hãy chia sẻ những kế hoạch hoặc phương pháp học tập hiệu quả của em với các bạn trong lớp.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV có thể gợi mở như sau:
* Phương pháp học tập hiệu quả của em gồm những nguyên tắc sau:
+ Luôn luôn tập trung lắng nghe bài giảng trên lớp, ghi chú đầy đủ và khoa học.
+ Đặt câu hỏi nếu không hiểu bài và thường xuyên tìm hiểu sâu vấn đề.
+ Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể và cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu đó.
+ Học nhóm để có thể học hỏi từ bạn bè xung quanh về kĩ năng và kiến thức.
+ Thường xuyên tự học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập lại kiến thức của văn bản “Tôi đã học tập như thế nào?”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tôi đã học tập như thế nào?, thực hiện yêu cầu sau: + Trình bày những hiểu biết của em về tác giả M.Gorki và văn bản Tôi đã học tập như thế nào?. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học về nội dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm (5 – 7 HS), thực hiện những yêu cầu sau: + Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người"? + Hãy chứng minh sự khác biệt giữa thời điểm tác giả viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ. + Nhận xét cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục và Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2HS mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau: Từ nội dung văn bản “Tôi đã học tập như thế nào?”, hãy trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung về văn bản. 1. Tác giả - Maksim Gorki (Максим Горький), tên thật Aleksey Maksimovich Peshkov, được tôn vinh là một trong những người sáng lập nên nhà nước Xô-viết, nền văn hóa Xô-viết, là “cây đại thụ của nền văn hóa vô sản”. - Ông được ghi nhận như một thiên tài bẩm sinh của nhân dân, từ một con người thất học, trải qua những trường đại học cuộc đời, đã trở thành biểu tượng văn hóa lớn nhất thế kỉ XX, bao gồm nhiều phương diện: văn học, tôn giáo, triết học, chính trị. - Đặc trưng sáng tác thời kì đầu của Gorki là sự tổng hợp giữa chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa hiện thực. - Với quan điểm xã hội mang tính cấp tiến, Gorki luôn quan tâm đến những vấn đề chính trị, năng nổ tham gia các hoạt động dân chủ. Ông nhanh chóng bộc lộ tài năng của nhà lãnh đạo phong trào văn nghệ. - Sau sự tan rã của Liên bang Xô-viết, vượt qua những biến thiên dữ dội của thời cuộc, nhiều giá trị của Gorki vẫn được khẳng định. 2. Văn bản Tôi đã học tập như thế nào? - Tôi đã học tập như thế nào? do dịch giả Phạm Mạnh Hùng dịch từ bản tiếng Nga, in trong Tuyển tập truyện ngắn M.Go-rơ-ki tập hai. - Đây là tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố truyện (hư cấu) và yếu tố kí (phi hư cấu). Theo một số tài liệu, M. Go-rơ-ki đã viết một số tác phẩm về cuộc đời của ông như Thời thơ ấu, Kiếm sống, Tôi đã học tập như thế nào?... khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, với sự gợi ý của V. Lê-nin. II. Nhắc lại kiến thức bài học 1. Lí do tác giả lại cho rằng "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người". - Trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có hai phần: phần Con và phần Người. - Phần Con được hình thành từ bản năng. Nó là những dục vọng, những khao khát, những ham muốn của một loài sinh vật được tiến hóa từ con khỉ. Phần Con tạo nên sự tham lam, sự tranh giành, lối sống ích kỷ và thiên về thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. - Phần Người được hình thành từ các mối quan hệ xã hội. Phần Người là cả một quá trình tu dưỡng, rèn luyện và không ngừng hoàn thiện mình. ð Ý kiến của tác giả nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng, sức mạnh của một cuốn sách đối với việc tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện bản thân của mỗi con người. Sách là một kho tri thức không chỉ về khoa học, tự nhiên mà còn chứa đựng những bài học cuộc sống, những triết lý đạo đức mà khi tiếp cận với nó, chúng ta dần sống thiên về phần Người tức là phần đạo đức, sẽ không còn bị chi phối bởi những ích kỉ, hẹp hòi cá nhân, bởi những toan tính có phần bản năng. Sách mở ra chân trời tươi sáng để chúng ta học hỏi nhiều hơn, biết sống tốt hơn, sẻ chia và yêu thương để tạo nên một thế giới của hạnh phúc và sự tử tế. 2. Sự khác biệt giữa thời điểm tác giả viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ - Các câu chuyện được kể lại là hồi ức – những sự việc, mẩu chuyện xảy ra đã lâu, vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 – 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi). - Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào? là khoảng năm 1917 – 1918. Trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu (năm 1913 – 1914), Kiếm sống (năm 1915 – 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào? được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 – 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự vệc với Pê-xcốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 – 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ. 3. Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục và Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp. - Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó. - Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp. - Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp nghe được tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các HS cùng lớp với cậu bé. - Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê-xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết, nổi bật. III. Tổng kết 1. Nội dung - Từ câu chuyện về nhân vật Pê-xcốp, nhà văn M.Gorki đã truyền đạt đến người đọc một thông điệp về tầm quan trọng của việc đọc sách. Tri thức là thứ tài sản quý giá của nhân loại và sách chứa đựng khối tài sản đó. Sách và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi đọc sách, chúng ta có thể học kiếm sống, học làm người (biết yêu thương, sẻ chia, sống tốt đẹp hơn từng ngày). 2. Nghệ thuật - Thể loại: truyện kí. - Giọng điệu: giản dị mà sâu sắc, mang màu sắc triết lý nhưng không khô khan, giáo điều mà hết sức nhẹ nhàng, thấm thía. - Ngôn ngữ: mang màu sắc nghị luận, bên cạnh câu chuyện về Pê-xcốp, tác giả cũng đan xen những bình luận, nêu lên những quan điểm cá nhân và bày tỏ ý kiến về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Phiếu bài tập của HS.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 9 Văn bản 2: Tôi đã học, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 9 Văn bản 2: Tôi đã học