Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 5 Văn bản 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 5 Văn bản 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 5: BĂN KHOĂN ĐI TÌM LẼ SỐNG

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  • Luyện tập theo văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc qua VB Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung của VB kịch qua VB Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm qua VB Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng lẽ sống cao đẹp, có ý thức suy nghĩ và thể hiện chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về vở kịch trong video được trình chiếu.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về thông điệp từ vở kịch “Đêm giao thừa” trong đoạn video được trình chiếu sau đây.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=zzcwA5hQ0cM (0:00 – 9:00).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3  HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Vở kịch kể câu chuyện, trước khi giao thừa Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín – người phụ nữ một mình nuôi hai con nhỏ, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, tội nghiệp. Qua vở kịch, người xem nhận thấy Bác là biểu tượng sáng ngời về lòng nhân ái, vị tha mà mỗi chúng ta tự hào. Bác thường dành thời gian đến thăm các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ. Thấy các cháu nhỏ sức khỏe yếu, Bác đề nghị những nhà lãnh đạo địa phương phải chăm lo đến đời sống người dân từ việc nhỏ nhất. Những khi Tết đến xuân về, dù không có nhiều tiền bạc, quà bánh để tặng những người nghèo khổ, Bác cũng dành thời gian đến với họ. Tình yêu thương con người của Bác không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, gái hay trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có chỗ trong trái tim của Bác. Tấm lòng nhân ái, hết lòng vì con người của Bác, không chỉ dừng lại đối với nhân dân Việt Nam, mà còn mở rộng ra với nhân dân lao động toàn thế giới. Bác Hồ đã dành trọn cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, cho áo ấm, cơm no của dân tộc.

- Giới thiệu bài học: Trong buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về thể loại bi kịch

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau:

+ Bi kịch là gì? Nêu đặc điểm của hành động trong bi kịch và cốt truyện của bi kịch.

+ Xung đột kịch là gì? Nhân vật của bi kịch có những đặc điểm gì?

+ Hiệu ứng thanh lọc kịch là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hiểu biết chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, trả lời câu hỏi:

- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ ( 4 – 6 HS) thực hiện yêu cầu sau:

+ Lời đề tựa của tác phẩm có ý nghĩa gì?

+ Chỉ ra những xung đột cơ bản của tác phẩm.

+ Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch?

+ Nhận xét về tính cách, diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm.

+ Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm trung tâm (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau:

 Từ nội dung văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, em hãy rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhắc lại kiến thức về thể loại bi kịch.

- Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những on người với tình thể vực tại, dẫn tớ khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bị đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

- Hành động trong bi kịch: được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch, thường được phân thành hai dạng chính:

+ Hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động).

+ Hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, độc thoại nội tâm).

- Cốt truyện của bi kịch: là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc,... đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).

- Xung đột kịch: thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập: giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh.

- Nhân vật chính của bi kịch: thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó sẽ buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.

- Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch: có cơ sở là những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả.

2. Hiểu biết chung về văn bản.

a) Tác giả:

- Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. \

- Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,…

- Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương.

- Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.

- Quan điểm sáng tác của tác giả: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.”

b) Xuất xứ:

- Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" thuộc hồi V, hồi cuối cùng của tác phẩm.

3. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Lời đề tựa

- Trong lời tựa đề vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng có viết: "Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chắng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".

- Đây là phần cuối của lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô do chính Nguyễn Huy Tưởng viết ngày 6 tháng 2 năm 1942, sau khoảng một năm viết xong tác phẩm.

- Tựa là phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu để của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giá hoặc tư tưởng của tác phẩm.

- Qua lời để tựa trên, Nguyễn Huy Tưởng đã bộc lộ chân thành những băn khoăn của mình:

“Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô?”

+ Ông thú nhận "Ta chẳng biết", tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng.

+ Qua vở kịch, có thế thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào: Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc.

+ Đồng thời, nhà văn khẳng định: "Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm", tức là vì cảm phục "tài trời", vì nhạy cảm với bi kịch của những tài năng siêu Việt.

b. Những xung đột cơ bản của tác phẩm

- Tập trung thành xung đột giữa hai phe:

+ Phe triều đình và phe khởi loạn.

+ Giữa hai quan niệm: cách ứng xử của Đan Thiêm và của Vũ Như Tô.

- Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém (khát vọng sáng tạo của nghệ sĩ và thói hương lạc xa hoa của hôn quân bạo chúa).

- Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém (triều đình của Lê Tương Dực với phe Trịnh Duy Sản), giữa cái cao cả với cái cao cả (sự quên mình của Đan Thiêm và khát vọng cháy bỏng của Vũ Như Tô) cũng được thể hiện lồng ghép vào nhau.

c. Nhân vật Đan Thiềm

- Tính cách:

+ Là người đam mê cái tài, tôn thớ cái tài (thuyết phục Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô).

+ Tỉnh táo, thức thời hơn Vũ Như Tô: Biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn

- Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm:

+ Đau đớn nhận ra sự thất bại trong giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài.

+ Nhiều lần khuyên Vũ Như Tô chạy trốn; đau đớn khi không cứu được Vũ Như Tô, vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong máu và nước mắt.

- Nhận xét: Đan Thiềm xứng đáng là tri kỉ của Vũ Như Tô. Tuy rằng hiều đời, hiểu người hơn Vũ Như Tô song vẫn lâm vào bi kịch tinh thần đau đớn.

d) Những mất mát mà nhân vật Vũ Như Tô phải gánh chịu.

- - Đến cuối vở kịch, Vũ Như Tô đúng là đã phải trả giá rất đắt với mất mát khủng khiếp:

- Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân;

- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự,

- Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ;

Cửu Trùng Đài tâm huyết và dang dở bị đốt thành tro bụi mộng lớn tiêu tan;

Bị giải ra pháp trường đón nhận cái chết: mất mạng sống của chính mình.

Câu nói cuối cùng của nhân vật thể hiện tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả, trở thành số không của Vũ Như Tô: - Thôi thế là hết. Dẫn ta ra pháp trường. (Trích Lớp IX, Hồi V, Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)

=> Có thể kể đến nhiều nguyên nhân của sự mất mát khủng khiếp này, nhưng không thể không nói đến các nhược điểm và sai lầm trong nhận thức về hoàn cảnh hay trong đánh giá bản thân, người trợ giúp và kẻ phá hoại của Vũ Như Tô.

4. Tổng kết

a) Nội dung

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

b) Nghệ thuật

- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.

- Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đặc trưng văn bản thông tin giới thiệu cuốn sách qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

  1. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST Bài 5 Văn bản 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 5 Văn bản 1: Vĩnh biệt Cửu, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 5 Văn bản 1: Vĩnh biệt Cửu

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 CTST (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay