Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bản mới nhất Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Chia sẻ những hiểu biết của em về chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và những đóng góp của ông đối với cách mạng Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ GV trình chiếu đoạn video về chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
+ Link video: https://www.youtube.com/watch?v=bjAorhrD2ec (0:09 – 4:00).
- Giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập lại kiến thức của văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về thể loại truyện kí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu sau: + Truyện kí là gì? + Trình bày sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự, trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự (tác giả, xuất xứ, nội dung,…). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ ( 5 – 7 HS), thực hiện yêu cầu: + Nhận xét về ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong văn bản. + Tìm một số chi tiết chưa xác định (có thể hư cấu) và phi hư cấu trong văn bản. Từ đó, hãy nêu tác dụng của việc kết hợp những chi tiết hư cấu và phi hư cấu đó trong việc kể chuyện. + Nhắc lại một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm trung tâm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các thành viên còn lại trong lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm trung tâm (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 4: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau: Em hãy nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
|
I. Nhắc lại kiến thức về thể loại truyện kí 1. Truyện kí - Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. - Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kí, yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định. 2. Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí. - Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội,... của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm... thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc,... - Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ,... (gọi chung là “thành phần không xác định”). II. Tìm hiểu chung về văn bản. 1. Tác giả Nguyễn Vỹ - Nguyễn Vỹ (1912? – 1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. - Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền. - Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời. 2. Xuất xứ và nội dung chính - Tuấn – chàng trai nước Việt là một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn gồm 45 chương, ghi lại theo trình tự thời gian những “chứng tích thời đại” trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX. Trong Lời nói đầu với nhan đề Bạn đọc thân yêu (1969), Nguyễn Vỹ đã nói rõ mục đích và quan niệm của ông khi viết tác phẩm này. - Văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự trích từ Chương 20: 1927 của tác phẩm Tuấn – chàng trai đất Việt. - Văn bản thuật lại việc Tuấn và Quỳnh - một người bạn học của Tuấn – đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927. III. Nhắc lại kiến thức bài học 1. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật của văn bản - Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn trị - Điểm nhìn của nhân vật Tuấn. + Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri tuy không có được khả năng biết tất cả, bao quát tất cả như ngôi thứ ba toàn trị, song khả năng bao quát hiện thực đời sống cũng cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Đây là ngôi kể có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực cần phải có khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ như đã nêu trong SGK. + Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của HS, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là điều mà điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba không có được. 2. Một số chi tiết chưa xác định (có thể hư cấu) và phi hư cấu trong văn bản * Những chi tiết phi hư cấu - Việc cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế. - Nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà. - Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ. - Địa điểm ngôi nhà ở Bến Ngự, cấu trúc ngôi nhà ba gian, tên các cuốn sách do cụ Phan viết. * Những chi tiết chưa xác định (có thể hư cấu) - Tuấn ở trọ nhà Quỳnh, bạn học cũ ở Quy Nhơn, người cùng Tuấn đã gây ra cuộc bãi khoá ở Quy Nhơn một năm trước, và cũng bị đuổi như Tuấn. Quỳnh bây giờ học lớp Đệ Tứ Niên tư thục Pe-lo-ranh (Pellerin) của các vị Cổ Đạo Huế. Quỳnh vẫn mặc bộ đồ tây may ở Quy Nhơn. - Một lát, một em bé học trò độ bảy tuổi, đầu cạo trọc chừa một chỏm tóc ở giữa, từ ngoài chạy vào, nét mặt ngây thơ, nói với hai cậu học trò bằng giọng Nghệ An. - Cho nên, những bạn bè của Tuấn và Tuấn đều triệt để tuân theo những lời giáo huấn của cụ, say mê đọc các thi văn của cụ, coi những bài, những sách của cụ viết ra như những lời châu ngọc… ð Tác dụng: việc đan xen kết hợp những yếu tố phi hư cấu và hư cấu vừa đảm bảo tính xác thực, để khi cần người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng, vừa đảm bảo sự hoàn chỉnh của cấu trúc tác phẩm trong chỉnh thể của nó, giúp tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mĩ… 3. Một số lưu ý khi đọc văn bản truyện kí - Xác định kiểm chứng văn bản truyện kí bằng các chi tiết thuộc thành phần xác thực. - Biết đánh giá được tác dụng của sự kết hợp các yếu tố phi hư cấu – hư cấu trong văn bản. IV. Tổng kết 1. Nội dung - Nhân vật Tuấn là một nhân vật tiê biểu điển hình cho những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên đất nước từ đầu thế kỷ XX. Với tư cách một nhân chứng vô tư của thời đại, Tuấn thuật lại rất khách quan và chân thật, không màu mè chải chuốt, tất cả những biến đổi của một xã hội cổ kính đang xuất phát từ sự xâm nhập của người Pháp. - Trong những biến chuyển của thời đại, Tuấn đã kể về chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu – một người có tư duy mới mẻ, hiện đại, là một nhân vật có thực. Những dấu ấn mà ông để lại đều có những giá trị to lớn để hậu thế khắc ghi và học tập theo. 2. Nghệ thuật - Thể loại: truyện kí. - Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, tác giả không lộ mình để nhận xét thời cuộc mà chủ yếu sử dụng những từ ngữ để thể hiện sự khách quan của nhân vật Tuấn để bày tỏ trong câu chuyện như: “thế hệ thanh niên của Tuấn”, “những bạn bè của Tuấn và Tuấn”, - Giọng điệu: vì tác giả cố gắng diễn tả một cách khách quan nhất dưới góc độ của một cậu bé kể chuyện nên văn bản đa phần là giọng điệu ngây thơ. - Văn bản có sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu: nhân vật Phan Bội Châu và gian nhà của ông, các địa danh, địa điểm đều có thực,… với những yếu tố hư cấu, tạo nên những nét đặc trưng của truyện kí. Văn bản mang màu sắc lịch sử, chính trị nhưng không khô khăn mà khá lôi cuốn, thú vị. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Phiếu bài tập của HS.
- Phân tích văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự.
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THCS:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN NGÔI NHÀ TRANH CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU Ở BẾN NGỰ
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đâu là yếu tố chưa xác thực (có thể hư cấu) trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự? A. Cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế. B. Nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà cho cụ Phan Bội Châu. C. Tuấn hoàn toàn được thỏa mãn. D. Mật thám theo dõi cụ Phan Bội Châu. Câu 2: Ngôi kể của văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự là gì? A. Ngôi kể thứ nhất. B. Ngôi kể thứ ba toàn tri. C. Ngôi kể thứ ba hạn tri. D. Ngôi kể thứ hai. Câu 3: Điểm nhìn của câu chuyện trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự là của ai? A. Nhân vật Quỳnh. B. Nhân vật Tuấn. C. Tác giả. D. Nhân vật Phan Bội Châu. Câu 4: Đâu không phải lí do để nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự để có thể xem là “chứng tích của thời đại”? A. Cụ là nhân vật có thật, gắn với bối cảnh sự vật có thật, mang tính xác thực cao (có thể dễ dàng kiểm chứng); cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy. B. Nhân vật Phan Bội Châu trong VB là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước. C. Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời. D. Vì Phan Bội Châu là nhân vật đại diện cho tiếng nói của toàn xã hội Việt Nam trong thế kỉ XX. Câu 5: Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự A. Vô tư, khách quan và chân thật. B. Huyền bí, thâm trầm và sâu sắc. C. Buồn, lắng đọng và chất chứa cảm xúc. D. Vui tươi, hào sảng và hài hước. Câu 6: Tác dụng của thành phần xác định trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự là A. Đảm bảo tính xác thực theo nguyên tắc phi hư cấu, người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng. B. Giúp câu chuyện đảm bảo tính nghệ thuật, thẩm mĩ. C. Khiến câu chuyện mang đậm màu sắc lịch sử, chính trị. D. Giúp câu chuyện trở nên hài hước và thú vị hơn. Câu 7: Đâu không phải là lưu ý khi đọc văn bản truyện kí? A. Xác định kiểm chứng bằng các chi tiết thuộc thành phần xác thực. B. Đánh giá được tác dụng của sự kết hợp các yếu tố phi hư cấu và hư cấu trong văn bản. C. Xác định kiểm chứng bằng các chi tiết thuộc thành phần có thể hư cấu. D. Xác định kiểm chứng bằng các chi tiết thuộc thành phần xác thực và đánh giá được tác dụng của sự kết hợp các yếu tố phi hư cấu và hư cấu trong văn bản. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1.C |
2.C |
3.B |
4.D |
5.C |
6.A |
7.C |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tuấn trong văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
Tuấn là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức yêu nước, có một tinh thần quốc gia thuần túy, chịu ảnh hưởng tư tưởng cách mạng theo phong trào đấu tranh “giành độc lập”, “dân chủ” và “canh tân” đất nước của chí sĩ Phan Bội Châu và của rất nhiều những nhà dân chủ tiến bộ khác. Là một cậu bé mới 16 tuổi, Tuấn đã “cực kỳ sung sướng” và “hoàn toàn thỏa mãn” khi được diện kiến và nghe những lời giáo huấn về lòng yêu nước, yêu dân của thần tượng mình là chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong thời gian cụ bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải và đưa về an trí tại Huế. Tuấn đã gặp gỡ, tiếp xúc với hầu hết giới chính trị gia, văn nghệ sĩ, báo chí, quan chức, người của các hội kín, các đảng phái chính trị… có cả những người Pháp nổi tiếng thời bấy giờ. Có thể nói Nguyễn Vỹ là bậc thầy về cách kể chuyện, ông không đặt nặng về vấn đề tư tưởng chính trị, không đi sâu giải thích nguyên nhân, kết quả các sự kiện mà chỉ đóng vai người tường thuật sự kiện một cách khách quan. Nhân vật Tuấn chính là một điển hình, tiêu biểu về những tình cảm và suy nghĩ của một thế hệ thanh niên Việt Nam sinh trưởng trên đất nước từ đầu thế kỷ, với tư cách một nhân chứng vô tư của thời đại. Chàng lớn lên giữa một bối cảnh lịch sử và xã hội cổ kính đang bắt đầu biến chuyển dần theo định mệnh, do sự xâm lấn của người Pháp hoàn toàn xa lạ từ Tây phương đến đô hộ xứ ta. Do vậy, theo tác giả, “Tuấn, chàng trai nước Việt” không phải một tiểu thuyết, cũng không phải là ký ức cá nhân mà là một “chứng tích thời đại”, và mục đích quyển sách là nhằm gửi đến: “những thế hệ hôm nay và hậu lai sẽ tìm nơi đây những yếu tố để suy nghiệm về Lịch Sử dân ta.”
- GV chuyển sang nội dung mới.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 CTST, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 Chân trời Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 9 Văn bản 1: Ngôi nhà tranh