[toc:ul]
- Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Quyền ứng cử là quyền của công dân khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Công dân thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử, trừ các trường hợp do pháp luật quy định.
- Công dân phải tự mình đi bỏ phiếu bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.
- Về phía cơ quan nhà nước: xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử; gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước; gây mất ổn định tình hình xã hội.
- Về phía công dân: không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân, không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân, không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước.
- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.