[toc:ul]
* Khái niệm lạm phát:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
* Các loại hình lạm phát
- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0%-dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, nền kinh tế được coi là ổn định.
- Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10%-1000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế.
- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
* Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.
- Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây tăng lạm phát.
- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa.
* Hậu quả của lạm phát đối với kinh tế và xã hội:
- Làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa, từ đó thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.
- Việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí.
* Vai trò của Nhà nước:
- Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuê, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá.
- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất.
* Trách nhiệm của công dân:
- Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
- Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.