[toc:ul]
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc.
+ Đề tài: được nhiều người quan tâm, có điểm riêng, hấp dẫn.
+ Mục đích:
Văn bản này viết ra nhằm mục đích gì?
Người đọc văn bản này là ai?
- Thu thập tư liệu: phạm vi lựa chọn của bạn cần giới hạn ở một nội dung, vận dung các kĩ năng thu thập tư liệu để thực hiện thao tác này.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý: Quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập thông tin qua nhiều phương tiện.
- Lập dàn ý: sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí với ba phần Mở bài – Thân bài - Kết bài.
Bước 3: Viết bài
- Bám sát vào đối tượng cần thuyết minh.
- Làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng, sắp xếp nội dung hợp lí và chú ý lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.
- Đưa nhận xét, đánh giá, cái nhìn khách quan.
- Thông tin cần chính xác, phong phú,
- Tránh lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Đọc lại bài viết và tự đánh giá, chỉnh sửa theo bảng kiểm trong SGK trang 28 – 29.
1. Trình tự của bài viết Quy trình làm một chiếc nón lá.
(1) Giới thiệu đối tượng của bài thuyết minh: quy trình làm nón lá.
(2) Giới thiệu các công đoạn làm ra sản phẩm.
(3) Giới thiệu nguyên liệu làm ra sản phẩm.
(4) Các thao tác của quy trình làm nón.
+ Dựng khuôn nón.
+ Lợp lá nón.
+ Chằm nón.
(5) Đánh giá và nêu cảm nhận chung về đối tượng.
2. Các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản
* Yếu tố miêu tả: miêu tả các thao tác của quy trình đan nón
Ví dụ: Uốn nan tre thành từng vòng tròn, có kích thước từ nhỏ đến lớn xếp vào khung có hình chóp nhọn, dựng thành khuôn nón.
* Yếu tố biểu cảm: được sử dụng lồng ghép trong quá trình thuyết minh.
Ví dụ: Dường như người làm nón muốn gửi gắm trong đó ba nâng niu, yêu mến của mình.
* Yếu tố nghị luận:
Ví dụ: Chiếc nón lá có được tạo nên đẹp mắt hay không phụ thuộc vào sự điêu luyện của đôi tay người thợ và đặc biệt là cần phải đẹp từ đường kim mũi chỉ, tạo cảm giác đều đặn, dễ chịu…
3. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản
- Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh dựng khuôn nón.
- Tác dụng: làm cho bài viết trở nên phong phú, sinh động và giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về quá trình dựng khuôn nón.
- Xác định đúng đối tượng của bài viết: quy trình hoạt động hoặc một đối tượng bạn quan tâm.
- Nêu được đặc điểm/quy trình của đối tượng/hoạt động đó.
- Ngôn ngữ khách quan, rõ ràng, mạch lạc.
- Dẫn chứng xác đáng, có nguồn uy tín, đáng tin cậy,
- Có thể kết hợp những phương tiện phi ngôn ngữ.
- Lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để bài viết thêm sinh động, lôi cuốn.