Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 CTST bài 9: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

- Chủ đề Những chân trời kí ức bao gồm các văn bản truyện kí.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

Truyện kí

Tôi đã học tập như thế nào?

Truyện kí

Xà bông “Con Vịt”

Truyện kí 

II. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Truyện kí

- Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. 

- Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. 

- Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kí, yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.

2. Sự kết hợp giữ phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí

- Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội,... của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm,... thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc,...

- Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ,... (gọi chung là “thành phần không xác định”).

III. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tác giả Nguyễn Vỹ

- Nguyễn Vỹ (1912? – 1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. 

- Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.

- Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.

2. Xuất xứ và nội dung chính

- Tuấn – chàng trai nước Việt là một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn gồm 45 chương, ghi lại theo trình tự thời gian những “chứng tích thời đại” trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX. Trong Lời nói đầu với nhan đề Bạn đọc thân yêu (1969), Nguyễn Vỹ đã nói rõ mục đích và quan niệm của ông khi viết tác phẩm này.

- Văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự trích từ Chương 20: 1927 của tác phẩm Tuấn – chàng trai đất Việt.

- Văn bản thuật lại việc Tuấn và Quỳnh - một người bạn học của Tuấn – đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927.

3. Địa danh bến Ngự

- Bến Ngự một bến sông dưới chân núi Ngự Bình, bờ Nam (hữu ngạn) sông Hương thuộc địa phận xã An Cựu, thành phố Huế cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Núi Ngự cùng với sông Hương tạo thành cặp địa danh (Sông Hương – Núi Ngự) sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng, điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Huế. 

- Ngày nay, ngôi nhà ba gian của cụ Phan Bội Châu – nơi cụ sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp (1925 – 1940) thuộc Khu lưu niệm Ông Già Bến Ngự, số 15 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế.

IV. NHẬN XÉT NHỮNG CHI TIẾT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG VB

1. Tóm tắt nội dung câu chuyện

VB thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh mà cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống và con người của cụ Phan Bội Châu; tình cảm của thanh niên HS, các tầng lớp nhân dân đối với cụ và càng thêm ngưỡng mộ cụ.

2. Ý nghĩa của câu chuyện đối với viêc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ

Ngôi nhà tranh ba gian, cuộc sống và con người của Phan Bội Châu (cùng với hàng loạt sự kiện, nhân vật khác) được thuật lại một cách vô tư, khách quan và chân thật, cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội,… trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay.

V. SỰ KẾT HỢP PHI HƯ CẤU – HƯ CẤU TRONG VĂN BẢN

1. Một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định).

GV gợi mở theo bảng ở PHỤ LỤC 21.

2. Tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong văn bản.

- Tác dụng của thành phần xác định: Bảo đảm tính xác thực theo nguyên tắc phi hư cấu để khi cần, người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng,...

- Tác dụng của thành phần không xác định khi được sử dụng kết hợp ở mức độ cho phép: Bù lấp những khoảng trống bảo đảm sự hoàn chỉnh của cấu trúc tác phẩm trong chỉnh thể của nó, làm cho VB tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mĩ,...

→ Cũng như trong truyện kí nói chung, tác dụng của phi hư cấu trong VB trên là tác giả “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, bảo đảm tính xác thực về sự việc, nhân vật, câu chuyện được kể. Riêng với VB trên và Tuấn - chàng trai nước Việt còn có thêm tác dụng ghi chép, lưu giữ sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến một quãng đời của nhà ái quốc Phan Bội Châu. Yếu tố hư cấu được sử dụng đan xen, giúp cho nhân vật, bối cảnh thêm sống động, gia tăng cảm giác, ấn tượng về tính xác thực. 

VI. PHÂN TÍCH CÁC CHI TIẾT TIÊU BIỂU, ĐỀ TÀI, CÂU CHUYỆN, SỰ KIỆN, NHÂN VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TRONG TÍNH CHỈNH THỂ CỦA TÁC PHẨM

1. Ngôi kể và điểm nhìn của văn bản

- Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri tuy không có được khả năng biết tất cả, bao quát tất cả như ngôi thứ ba toàn trị, song khả năng bao quát hiện thực đời sống cũng cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Đây là ngôi kể có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực cần phải có khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ như đã nêu trong SGK.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của HS, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là điều mà điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba không có được.

2. Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự được miêu tả trong văn bản là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” vì

- Cụ là nhân vật có thật, gắn với bối cảnh sự vật có thật, mang tính xác thực cao (có thể dễ dàng kiểm chứng); cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

- Nhân vật Phan Bội Châu trong VB là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

- Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.

VII. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Nhân vật Tuấn là một nhân vật tiêu biểu điển hình cho những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên đất nước từ đầu thế kỷ XX. Với tư cách một nhân chứng vô tư của thời đại, Tuấn thuật lại rất khách quan và chân thật, không màu mè chải chuốt, tất cả những biến đổi của một xã hội cổ kính đang xuất phát từ sự xâm nhập của người Pháp.

- Trong những biến chuyển của thời đại, Tuấn đã kể về chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu – một người có tư duy mới mẻ, hiện đại, là một nhân vật có thực. Những dấu ấn mà ông để lại đều có những giá trị to lớn để hậu thế khắc ghi và học tập theo.

2. Nghệ thuật

- Thể loại: truyện kí.

- Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, tác giả không lộ mình để nhận xét thời cuộc mà chủ yếu sử dụng những từ ngữ để thể hiện sự khách quan của nhân vật Tuấn để bày tỏ trong câu chuyện như: “thế hệ thanh niên của Tuấn”, “những bạn bè của Tuấn và Tuấn”,

- Giọng điệu: vì tác giả cố gắng diễn tả một cách khách quan nhất dưới góc độ của một cậu bé kể chuyện nên văn bản đa phần là giọng điệu ngây thơ.

- Văn bản có sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu: nhân vật Phan Bội Châu và gian nhà của ông, các địa danh, địa điểm đều có thực,… với những yếu tố hư cấu, tạo nên những nét đặc trưng của truyện kí. Văn bản mang màu sắc lịch sử, chính trị nhưng không khô khăn mà khá lôi cuốn, thú vị.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 CTST bài 9: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, ôn tập ngữ văn 11 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net