[toc:ul]
1. Khái niệm
Lỗi về thành phần câu là các lỗi liên quan đến các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…
2. Một số lỗi về thành phần câu và cách sửa
* Thiếu thành phần câu:
- Thiếu chủ ngữ.
- Thiếu vị ngữ.
- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
=> Cách sửa: thêm thành phần chủ ngữ/ vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ cho câu.
* Không phân định rõ các thành phần câu
=> Cách sửa: phân định rõ các thành phần câu.
* Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
=> Cách sửa: sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp.
Bài tập 1:
a. Lỗi: Thiếu thành phần chủ ngữ.
ð Câu đúng: Văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ,
Hoặc: Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự”, Nguyễn Vỹ đã cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.
b. Lỗi: Thiếu thành phần vị ngữ.
ð Câu đúng: Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ khích lệ họ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.
c. Lỗi Không phân định rõ các thành phần câu.
ð Câu đúng: Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bốn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường, cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời noi theo.
Bài tập 2:
a. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
ð Câu đúng: Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, Nguyễn Vỹ đã viết “Tuấn – chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.
b. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
ð Câu đúng: “Tuấn – chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những chứng tích thời đại” trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX.
c. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
ð Câu đúng: Một số tài liệu cho rằng: theo gợi ý của V. Lê-nin, khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông, trong đó có “Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào?”...