HĐKP1. Từ mặt nước biển, một thiết bị khảo sát lặn xuống $\frac{43}{6}$ m. Sau đó thiết bị tiếp tục lặn xuống thêm 5,4 m nữa. Hỏi khi đó thiết bị khảo sát ở độ cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?
Trả lời:
Thiết bị khảo sát ở độ cao so với mực nước biển là:
$-\text{ }\left( \frac{43}{6}+\text{ }5,4 \right)$ $=-\left( \frac{43}{6}+\frac{27}{4} \right)$=$-\frac{377}{30}$
Vậy thiết bị khảo sát ở độ cao $-\frac{377}{30}$ so với mực nước biển.
Thực hành 1. Tính
a) 0,6 + $\frac{3}{-4}$
b) $-1\frac{1}{3}$ - (-0,8)
Trả lời:
a) 0,6 + $\frac{3}{-4}$ = $\frac{6}{10}$ - $\frac{3}{4}$ = $\frac{12}{20}$ - $\frac{15}{20}$ = $\frac{-3}{20}$
b) $-1\frac{1}{3}$ - (-0,8) = $-\frac{4}{3}$ - $\frac{-4}{5}$ = $-\frac{20}{15}$ + $\frac{12}{15}$ = $-\frac{8}{15}$
Thực hành 2. Nhiệt độ hiện tại trong một kho lạnh là -5,8oC. Do yêu cầu bảo quản hàng hóa, người quản lí kho tiếp tục giảm độ lạnh của kho thêm $\frac{5}{2}$oC nữa. Hỏi khi đó nhiệt độ trong kho là bao nhiêu độ?
Trả lời:
Nhiệt độ trong kho khi đó là:
-5,8 - $\frac{5}{2}$ = $-\frac{83}{10}$oC
Vậy nhiệt độ trong kho khi đó là $-\frac{83}{10}$oC
HĐKP2. Cho biểu thức M = $\frac{1}{2}$ + $\frac{2}{3}$ + $(-\frac{1}{2})$ + $\frac{1}{3}$. Hãy tính giá trị của M theo hai cách:
a) Thực hiện phép tính từ trái sang phải.
b) Nhóm các số hạng thích hợp rồi thực hiện phép tính.
Trả lời:
a) Thực hiện phép tính từ trái sang phải:
M = $\frac{1}{2}$ + $\frac{2}{3}$ + $(-\frac{1}{2})$ + $\frac{1}{3}$
= $\frac{3}{6}$ + $\frac{4}{6}$ + $-(\frac{3}{6})$ + $\frac{2}{6}$
= $\frac{7}{6}$ + $-(\frac{3}{6})$ + $\frac{2}{6}$
= $\frac{4}{6}$ + $\frac{2}{6}$
= 1
b) Nhóm các số hạng thích hợp rồi thực hiện phép tính:
M = $\frac{1}{2}$ + $\frac{2}{3}$ + $(-\frac{1}{2})$ + $\frac{1}{3}$
= $[\frac{1}{2}$ + $(-\frac{1}{2})]$ + $[\frac{2}{3}$ + $\frac{1}{3}]$
= 0 + 1
= 1
Thực hành 3: Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:
B = $\frac{-3}{13}$ + $\frac{16}{23}$ + $\frac{-10}{13}$ + $\frac{5}{11}$ + $\frac{7}{23}$
Trả lời:
B = $\frac{-3}{13}$ + $\frac{16}{23}$ + $\frac{-10}{13}$ + $\frac{5}{11}$ + $\frac{7}{23}$
= $[(\frac{-3}{13})$ + $(\frac{-10}{13})]$ + $(\frac{16}{23}$ + $\frac{7}{23})$
= -1 + 1
= 0
Vận dụng 1: Lượng cà phê nhập và xuất tại một công ty xuất khẩu cà phê trong 6 tuần được ghi trong bảng dưới đây.
Tính lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó.
Tuần | Diễn tả | Số lượng (tấn) |
Tuần 1 | Nhập vào | +32 |
Tuần 2 | Xuất sang châu Âu | -18,5 |
Tuần 3 | Xuất sang Nhật | $-5\frac{4}{5}$ |
Tuần 4 | Nhập vào | +18,3 |
Tuần 5 | Xuất bán trong nước | -12 |
Tuần 6 | Xuất sang Hoa Kì | $-\frac{39}{4}$ |
Trả lời:
Tính lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó là:
+32 + (-18,5) + $-5\frac{4}{5}$ + 18,3 + (-12) + $-\frac{39}{4}$ = $\frac{17}{4}$ (tấn)
Vậy lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó là: $\frac{17}{4}$ tấn.