[toc:ul]
Câu 1: Hai câu đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế”?
Trả lời:
Tản Đà có tâm trạng "chán trần thế" vì ông: buồn đêm thu, kết hợp với nỗi chán chường cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội đương thời, đẩy con người vào kiếp nô lệ. Đó cũng là nỗi buồng đau tài cao nhưng phận thấp, lại không đủ sức thay đổi bi kịch => muốn trốn tránh.
Câu 2: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì ? (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông”...
Trả lời:
"ngông" có nghĩa là: bất cần đời, làm trái lẽ thường mặc kệ sư luận. Trong xã hội phong kiến, đó là thái độ coi thường khuôn phép.
Cái “ngông” của Tản Đà: muốn làm thằng Cuội, ra khỏi trái đất để làm bạn chị Hằng, giãi bày tâm sự. Ông xưng hô với chị Hằng bằng lời lẽ thân mật, suồng sã : chị - em. Và ông ước mong thoát khỏi hiện tại chán chường, để bay lượn với mây, gió, đến một không gian mộng tưởng.
Câu 3: Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Cái cười ở đây có thể là niềm vui thoát khỏi thực tại và trần thế chán chường, hay cũng có thể là cười mỉa mai, chế giễu thế gian nhỏ bé, đầy rẫy xấu xa. Và cái cười này cxung thể hiện cái ngông của thi sĩ khi ở bên Chị Hằng.
Câu 4: Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
Trả lời:
các yếu tố nghệ thuật đó là: hồn thơ lãng mạn bay bổng, sức tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ đậm tính dân tộc và tuân thủ luật thơ Đường nhưng lại không hề gò bó mà rấ tự do, phóng túng.
[Luyện tập] Câu 1: Nhận xét về phép đối trong hai câu câu 3 - 4 và 5 - 6 của bài thơ.
Trả lời:
Nhận xét:
- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ. (cung quế >< cành đa)
- Câu 5 – 6: đối về ý là chính. (đã ai ngồi đó chửa >< xin chị nhắc lên chơi)
- Nhịp thơ (2/2/3) và từ loại phù hợp nhau.
[Luyện tập] Câu 2: So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7).
Trả lời:
- Giống nhau: đều thể hiện nỗi buồn thi nhân và cùng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Khác nhau
- Ở bài thơ Qua Đèo Ngang: thể hiện nỗi buồn kín đáo, cảm giác bâng khuâng, buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ mang màu sắc cổ kính, mực thước.
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội: nỗi buồn thể hiện rõ ràng. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi, có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn.