[toc:ul]
Bài tập 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
Trả lời
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích:
- Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.
- Động viên tướng sĩ tích cực học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo
Chúng ta có thể nhận thấy qua câu nói sau: "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết then. Làm tướng triều định mà phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm". Câu nói cũng là lời nhắc nhở đanh thép của vị chủ tướng với tướng sĩ của mình để họ nhận thức và khích lệ, động viên tinh thần của ho.
Bài tập 2: Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau:....
Trả lời
Hành động nói trong đoạn trích a:
- Hành động hỏi và mục đích thăm hỏi: "Bác trai ... chứ?"
- Hành động trình bày và mục đích thông báo: "Cảm ơn ... như thường ... Nhưng ... lắm".
- Hành động điều khiển và mục đích cầu khiến: "Này ... trốn".
- Hành động trình bày và mục đích nêu ý kiến thuyết phục: "Chứ cứ nằm ... khổ. Người ốm ... hoàn hồn".
- Hành động trình bày và mục đích tỏ sự đồng ý "Vàng ... cụ".
- Hành động trình bày và mục đích giải thích "Nhưng để ... đã. Nhịn ... còn gì".
- Hành động điều khiển và mục đích khuyên, giục: "Thế thì ... đấy".
Hành động nói trong đoạn trích b:
- Hành động trình bày: Đây là ý Trời ... việc lớn.
- Hành động hứa hẹn và mục đích thề nguyền: Chúng tôi nguyện ...Tổ quốc!
Hành động nói trong đoạn trích c:
- Hành động báo tin và mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt "Cậu Vàng ... ạ! "Bán rồi! ... bắt xong!".
- Hành động hỏi và mục đích muốn xác nhận một sự thật "Cụ bán rồi".
- Hành động hỏi và mục đích tỏ ra ngạc nhiên "Thế ... à?".
- Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích giãi bày sự day dứt, dày vò "Khốn nạn ... ơi!".
- Hành động kể và mục đích giải tỏa sự dằn vặt, đau đớn vì lừa một con chó.
Bài tập 3: Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy....
Trả lời
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau: hành động điều khiển.
- Anh hứa đi: hành động điều khiển.
- Anh xin hứa: hành động hứa.