Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Hội thoại ( tiếp theo)

Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Hội thoại ( tiếp theo) - sgk ngữ văn lớp 8 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Bài tập 1: Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào ?

Trả lời

Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai.

Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu

Anh Dậu nhân vật hiền lành,  luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác

Chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (SGK, t.2, tr. 103- 104): "Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo....rồi lủi thủi đội mế nón lên đầu và cắp  gói áo vào nách."

Trả lời

a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau: Lúc đầu, cái Tí nói nhiều, còn chị Dậu chỉ im lặng, về sau, chị Dậu nói nhiểu, còn cái Tí ít nói hẳn đi

b, Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy là hợp với tâm lí nhân vật. Bởi vì mới đầu cái Tí hồn nhiên, vô tư chưa biết mình sẽ bị bán đi, nó chỉ quan tâm đến mẹ, còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải quyết định bán con nên chỉ im lặng, về sau, cái Tí biết mình sắp bị bán cho nhà Nghị Quế nên sợ hãi, đau xót nên ít nói hẳn, còn chị Dậu nói nhiều vì phải thuyết phục hai đứa con nghe lời mình nên nói nhiểu hơn.

Bài tập 3: Dựa vào những điều đã biết vể truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì? " Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ....Đấy là tâm hồn và lòng nhan hậu của em con đấy"

Trả lời

Sự "im lặng" của nhân vật tôi biểu thị:

  • Sự ngỡ ngàng, bất ngờ, xấu hổ trào dâng trong lòng của nhân vật "tôi" khi im lặng không trả lời mẹ.
  • Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.

Câu 4*: Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: ....  Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào ?

Trả lời

Trong đoạn thơ của Tố Hữu thì im lặng dùng đúng khi mình đứng nói cất tiếng bảo vệ sự thật, còn nếu khi đó bản thân mình không biết đứng lên bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng là sự hèn nhát, tội lỗi.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net