BÀI TẬP 1. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật.
Trả lời:
BÀI TẬP 2. Nghe – viết: Rừng cọ quê tôi (SGK, tr.64)
Học sinh tự thực hiện
BÀI TẬP 3. Điền chữ d hoặc gi vào chỗ trống:
…..ọc theo những …..òng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo …..ai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành ……ữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa ……ản dị hiền hoà đung đưa theo gió.
Trả lời:
Dọc theo những dòng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo dai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành giữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa giản dị hiền hoà đung đưa theo gió.
BÀI TẬP 4. Viết từ ngữ chỉ tên gọi con vật, hoa, quả, chứa tiếng có:
a. Chữ s hoặc chữ x
M: hoa xoan
b. Vần im hoặc vần iêm
M: con nhím
Trả lời:
a. Chữ s hoặc chữ x: hoa sữa, quả sấu, con sóc, quả xoài,...
b. Vần im hoặc vần iêm: quả hồng xiêm, con chim,...
BÀI TẬP 5: Gạch dưới câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:
a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: "Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?". Bổng đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.
Nguyễn Đinh Thi
b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: “Ong đất này, ong đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất". Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.
Xuân Quỳnh
c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ "đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.Tài liệu
Theo Tô Hoài
Trả lời:
a. "Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?"
=> Tác dụng: Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
b.“Ong đất này, ong đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất"
=> Tác dụng: dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
c. "đông như kiến"
=> Tác dụng: Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
BÀI TẬP 6. Điều dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong từng câu sau. Giải thích lí do em điền.
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.
c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!
Trả lời:
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: “Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.”
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”
c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: “Tết đã đến thật rồi!”
* Có thể thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó vì: trích dẫn trực tiếp lời nhân vật.
BÀI TẬP 7. Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:
- Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!
Chúng tôi đồng thanh đáp:
- Dạ. Vâng ạ.
An Hồng
Trả lời:
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: “Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!”. Chúng tôi đồng thanh đáp: “Dạ. Vâng ạ.”