Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
(2 tiết)
- Chỉ ra được sự kết hợp các yếu tố mĩ thuật nét, hình, màu, không gian để diễn tả hoạt động trong tranh.
- Thực hiện được bài vẽ diễn tả buổi sinh nhật vui vẻ.
- Bước đầu phân tích được sự hài hoà, nhịp điệu của nét, hình, màu trong tranh.
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực riêng:
- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật.
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về chiếc bánh sinh nhật.
- Nêu được cảm nhận về sự đầm ấm, vui vẻ của buổi sinh nhật trong bức tranh.
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một số hình ảnh về buổi sinh nhật, tranh vẽ về buổi sinh nhật.
- SGK.
- Giấy, bút vẽ, bút chì, tẩy, kéo, hồ dán, kéo thủ công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động: Khám phá – Tìm hiểu các hoạt động trong buổi sinh nhật. Mục tiêu: HS quan sát và biết được một số hoạt động trong buổi sinh nhật. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi: + Bạn đang tạo dáng hoạt động gì? Vì sao em biết? + Hoạt động đó còn có động tác nào? Em thể hiện động tác đó như thế nào? + Hoạt động đó cần có đồ vật nào? - GV gọi HS đại diện trả lời. - GV khuyến khích HS tham gia trò chơi tạo dáng động tác quen thuộc trong buổi sinh nhật. Một nhóm lên bảng tạo dáng động tác quen thuộc trong buổi sinh nhật, HS dưới lớp đoán tên. - GV gọi HS đại diện trả lời. - GV lưu ý HS quan sát, nhớ lại khung cảnh, không khí đầm ấm, vui vẻ của buổi sinh nhật trong gia đình. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng Mục tiêu: Giúp HS biết cách vẽ tranh đề tài sinh nhật. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (trang 39), thảo luận để nhận biết và ghi nhớ cách vẽ tranh với chiếc bánh sinh nhật. - GV đặt câu hỏi: + Hình gì được vẽ trước ở trung tâm của bức tranh? + Bức tranh sinh nhật vui vẻ cần có thêm những hình ảnh gì? + Vẽ màu như thế nào để tạo cảm giác vui tươi cho bức tranh? - GV gọi HS trả lời - GV khuyến khích HS nêu các bước vẽ tranh. - GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn để HS nhận biết cách vẽ tranh. - GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Cách phối hợp hình, màu để vẽ nhân vật và đồ vật trong tranh có thể diễn tả được hoạt động và tình cảm của con người. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo Mục tiêu: HS biết cách để vẽ về buổi sinh nhật vui vẻ theo ý thích. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi, gợi ý HS lựa chọn các hoạt động đặc trưng của buổi sinh nhật để thực hiện bài vẽ theo ý thích. - GV khuyến khích HS vẽ các chi tiết và khung cảnh chung phù hợp để thể hiện rõ hơn buổi sinh nhật. + Em sẽ vẽ hoạt động nào trong buổi sinh nhật? + Những ngưài trong bài vẽ đang làm gì? Ở đâu? + Hình dáng các nhân vật trong bài vẽ khác nhau như thế nào? + Em sẽ dùng những màu nào để vẽ? + Em sẽ thêm chi tiết nào cho rõ hơn khung cảnh buổi sinh nhật? - GV gọi HS trả lời. - GV hướng dẫn HS sử dụng màu để trang trí cho bài vẽ thêm tươi vui, sinh động. - GV lưu ý: HS có thể nhờ bạn tạo dáng hoạt động để vẽ, không tì tay vào mảng màu đã vẽ. Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về chiếc bánh sinh nhật Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - GV đặt câu hỏi để HS nêu cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn: hình, màu, nhịp điệu, không khí của buổi sinh nhật được thể hiện trong bài vẽ. + Em thích bài vẽ nào? Vỉ sao? + Bài vẽ của em thể hiện hoạt động gì? + Bài vẽ gồm những nhân vật nào? Họ đang làm những gì? + Em hãy nhận xét hình của nhân vật và sự vật trong bài vẽ. + Màu sắc của bài vẽ như thế nào? + Nhịp điệu của hình, màu trong bài vẽ thể hiện không khí vui vẻ, ấm áp trong buổi sinh nhật như thế nào? + Bài vẽ của bạn có điểm gì giống hay khác bài vẽ của em? + Cảm xúc của em khi thực hiện bài vẽ sinh nhật? - HS trả lời, chia sẻ cảm nhận. - GV nhận xét, tổng kết. Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển Mục tiêu: HS xem và học hỏi từ các sản phẩm của bạn. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS: xem tranh, khám phá nhịp điệu của nét, hình, màu thể hiện trong tranh của HS trong SGK. - GV đặt câu hỏi: + Hình, màu trong bài vẽ được thể hiện như thế nào? + Em hãy chỉ ra nhịp điệu trong bài vẽ. + Không khí buổi sinh nhật qua bài vẽ đó được thể hiện như thế nào? + Em học tập được gì ở bài vẽ của các bạn? - GV gọi HS trả lời. - GV rút ra kết luận: Nét, hình, màu có thể tạo nên nhịp điệu trong tranh và ghi lại những khoảnh khác kỉ niệm đáng nhớ của cuộc sống. - GV nhận xét, tổng kết bài học. | - HS quan sát tranh - HS suy nghĩ câu trả lời - HS nghe hướng dẫn - HS suy nghĩ câu trả lời - HS thực hiện - HS trình bày kết quả - HS nghe nhận xét, đánh giá - HS quan sát tranh - HS suy nghĩ câu trả lời - HS trình bày kết quả - HS nghe nhận xét, đánh giá - HS tiến hành vẽ - HS suy nghĩ câu trả lời - HS suy nghĩ câu trả lời - HS nghe lưu ý của GV. - HS trưng bày sản phẩm - HS giới thiệu sản phẩm - HS thảo luận, trao đổi. - HS quan sát tranh - HS lắng nghe kết luận. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác