Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Hịch tướng sĩ

Soạn bài: “Hịch tướng sĩ” - ngữ văn 8 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Hịch tướng sĩ” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2

Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Bài tập 2: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2

Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

Bài tập 3: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2

Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

Bài tập 4: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2

Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

Bài tập 5: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2

Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?

Bài tập 6: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2

Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

Bài tập 7: Trang 61 sgk ngữ văn 8 tập 2

Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

Luyện tập

Bài tập 1: Trang 62 sgk ngữ ngữ 8 tập 2

Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch

Bài tập 2: Trang 61 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Thể loại chiếu và hịch có sự giống và khác nhau như thế nào thông qua bài Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô

II. Soạn bài siêu ngắn: Hịch tướng sĩ

Bài tập 1: Chia thành 4 đoạn:

o Đoạn 1: từ đầu … "đến nay còn lưu tiếng tốt."

=> Các gương "trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước" đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

o Đoạn 2: "Huống chi ta" … "ta cũng vui lòng."

=>từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

o Đoạn 3: "Các ngươi ở cùng ta" … "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?".

=>Từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai.

o Đoạn 4: từ "Nay ta chọn binh pháp" đến hết.

=> nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

Bài tập 2: Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như sau:

o Tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói, ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

  •  Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được:  lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Bài tập 3: Phân tích lòng yêu nước:

  • Hành động: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa.
  • Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Động từ mạnh liên tiếp được sử dụng"chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù".
  • Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Khơi dậy ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình.

Bài tập 4: Những hành động sai trái của tướng sĩ là có dụng ý: phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

  • Tác giả tập trung vào vấn đề: đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. 
  •  Tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì: bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Bài tập 5: Giọng văn được tác giả biến đổi rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

  • Việc thay đổi giọng điệu một cách linh hoạt trong bài hịch của tác giả có tác động mạnh mẽ tới tới tướng sĩ:

o Sự biến đổi trong giọng điệu khiến cho người tướng lĩnh thấu hiểu, đặt mình ở vị trí của binh lính, như lời bày tỏ thân tình giữa những người bạn, người thân, nâng cao hơn vị thế của con người ấy.

o Tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với đất nước, với vị chủ tưởng và với cả bản thân họ cũng như gia đình của họ nữa.

Bài tập 6: Những đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

  • Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.
  • Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình -> ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ -> những việc làm sai trái của họ -> những việc họ nên làm -> gợi ý sách nên đọc -> kết luận
  • Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.
  • Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.
  • Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.

Bài tập 7: Lược đồ về kết cấu của bài hịch.

  • Khích lệ lòng căm thù giặc giặc, mối hận của kẻ bị cướp nước
  • Khích lệ tinh thần ái nước, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ.
  • Khích lệ tinh thần lập công và ý chí xả thân vì nước của binh lính.
  • Khích lệ tinh thần cá nhân trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
  • Khích lệ tinh thần yêu nước và quyết tâm kháng chiến thắng lợi.

Luyện tập

Bài tập 1: Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch

Bài tham khảo

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. 

Hịch tướng sĩ  được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trước hết qua lời giãi bày tấm lòng mình với những binh sĩ:"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. cùng với đó là một thái độ uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những câu văn biền ngẫu, dài với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp cũng đồng thời thể hiện sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tưởng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.

Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình. Lời thề ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Trần Quốc Tuấn. Tất cả những gì ông làm, ông khao khát chỉ vì một mục đích duy nhất là đất nước được tự do, độc lập, nhân dân no ấm, hạnh phúc và được hưởng một cuộc sống bình yên.

Không chỉ vậy, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện qua việc ông nhìn rõ được những việc làm sai trái của binh lính, khi họ ngủ quên trong chiến thắng quá lâu mà lơ là mất cảnh giác và những việc họ cần làm và nên làm. Tác giả liệt kê những hành động sai trái của tướng sĩ nhằm phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược, để khi giặc tấn công bất ngờ ta cũng không ở thế bị động mà luôn chủ động, sẵn sàng chiến đấu trong bất kì hoàn cảnh nào. Tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Như vậy, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ là lời phủ dụ kêu gọi sự thức tỉnh tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đề cao tinh thần cảnh giác chứ không được ngủ quên trong chiến thắng mà còn thể hiện được tấm lòng yêu nước nồng nàn của ông.

Bài tập 2: Chứng minh:

Lập luận chặt chẽ: “Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thề đâm thùng áo giáp giặc, mẹo cờ hạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được dầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, dau xót biết chừng nào " (Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ được đưa ra mộ cách dồn dập )

  • Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc, có sức thuyết phục cao:

o Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm :" uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";

o Hình tượng so sánh, cụ thể : “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."

o Những hình ảnh dễ hiểu : cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc... 

=> Viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Giống và khác nhau Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô

Giống nhau:

  • Bắt nguồn từ Trung Quốc, do vua chúa ban hành.
  • Mục đích ban bố công khai, là lời của bề trên nói với kẻ dưới, có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia, xã tắc.
  • Ngôn từ súc tích, ngắn gọn, mang sắc thái trang trọng, lập luật chặt chẽ và giàu sức thuyết phục với người nghe, được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

Khác nhau:

  • Chiếu được dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách nào đó. Chỉ vua mới có quyền viết chiếu.
  • Hịch: thường do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích khích lệ tinh thần chiến đấu, tinh thần đoàn kết của nhân dân hoặc binh sĩ.

III. Soạn bài ngắn nhất:  Hịch tướng sĩ

Bài tập 1: 4 đoạn:

Đoạn 1: từ đầu … “nay còn lưu tiếng tốt." => Các gương "trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước" đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

Đoạn 2: Tiếp theo … "ta cũng vui lòng." =>từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

Đoạn 3: Tiếp theo … "phỏng có được không ?" =>Từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai.

Đoạn 4: Còn lại => nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

Bài tập 2: Tội ác của giặc được lột tả như sau:

  •  Đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói, ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. => Tham lam tàn bạo
  • Đoạn văn khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Bài tập 3: Phân tích lòng yêu nước:

- Hành động:  hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. ("tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa".)

- Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. (“chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù".)

- "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Khơi dậy ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình.

Bài tập 4: 

- Dụng ý: phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

- Vấn đề: đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. 

- Đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì: khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Bài tập 5: 

  1. Giọng văn: Có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo. (biến đổi rất linh hoạt)
  2. Sự biến đổi trong giọng điệu: khiến cho người tướng lĩnh thấu hiểu, đặt mình ở vị trí của binh lính, như lời bày tỏ thân tình giữa những người bạn, người thân, nâng cao hơn vị thế của con người ấy, tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với đất nước, với vị chủ tưởng và với cả bản thân họ cũng như gia đình của họ nữa.

Bài tập 6: Những đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn: khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn. 

=> biến đổi linh hoạt, đa dạng

- Tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình -> ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ -> những việc làm sai trái của họ -> những việc họ nên làm -> gợi ý sách nên đọc -> kết luận.

=> Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.

Bài tập 7: Lược đồ:

- Khích lệ lòng căm thù giặc giặc, mối hận của kẻ bị cướp nước

- Khích lệ tinh thần ái nước, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ.

- Khích lệ tinh thần lập công và ý chí xả thân vì nước của binh lính.

- Khích lệ tinh thần cá nhân trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

- Khích lệ tinh thần yêu nước và quyết tâm kháng chiến thắng lợi.

Luyện tập

Bài tập 1: Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch

Bài tham khảo

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. 

Hịch tướng sĩ  được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trước hết qua lời giãi bày tấm lòng mình với những binh sĩ:"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. cùng với đó là một thái độ uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những câu văn biền ngẫu, dài với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp cũng đồng thời thể hiện sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tưởng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.

Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình. Lời thề ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Trần Quốc Tuấn. Tất cả những gì ông làm, ông khao khát chỉ vì một mục đích duy nhất là đất nước được tự do, độc lập, nhân dân no ấm, hạnh phúc và được hưởng một cuộc sống bình yên.

Không chỉ vậy, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện qua việc ông nhìn rõ được những việc làm sai trái của binh lính, khi họ ngủ quên trong chiến thắng quá lâu mà lơ là mất cảnh giác và những việc họ cần làm và nên làm. Tác giả liệt kê những hành động sai trái của tướng sĩ nhằm phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược, để khi giặc tấn công bất ngờ ta cũng không ở thế bị động mà luôn chủ động, sẵn sàng chiến đấu trong bất kì hoàn cảnh nào. Tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Như vậy, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ là lời phủ dụ kêu gọi sự thức tỉnh tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đề cao tinh thần cảnh giác chứ không được ngủ quên trong chiến thắng mà còn thể hiện được tấm lòng yêu nước nồng nàn của ông.

Bài tập 2: Chứng minh:

 1.  Lập luận chặt chẽ

- “Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thề đâm thùng áo giáp giặc, mẹo cờ hạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được dầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, dau xót biết chừng nào " 

=>Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ được đưa ra mộ cách dồn dập.

2. Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm 

- " uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";

3. Hình tượng so sánh, cụ thể 

-  “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ";

-  “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."

4. Những hình ảnh dễ hiểu 

- cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc... 

=> Viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1:  Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô

Giống nhau:

1. Bắt nguồn từ Trung Quốc, do vua chúa ban hành.

2. Mục đích ban bố công khai, là lời của bề trên nói với kẻ dưới, có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia, xã tắc.

3. Ngôn từ súc tích, ngắn gọn, mang sắc thái trang trọng, lập luật chặt chẽ và giàu sức thuyết phục với người nghe, được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

Khác nhau:

1. Chiếu =>  kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách nào đó, chỉ vua mới có quyền viết chiếu.

2. Hịch => mục đích khích lệ tinh thần chiến đấu, tinh thần đoàn kết của nhân dân hoặc binh sĩ, vua chúa hoặc thủ lĩnh viết.

IV. Soạn bài cực ngắn: Hịch tướng sĩ

Bài tập 1: 4 đoạn:

1. từ đầu … “nay còn lưu tiếng tốt." (Các gương "trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước" đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.)

2. Tiếp theo … "ta cũng vui lòng." (từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.)

3. Tiếp theo … "phỏng có được không ?" (Từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai.)

4: Còn lại (nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.)

Bài tập 2: Tội ác của giặc được lột tả: Đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói, ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.(Tham lam tàn bạo)

=>khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Bài tập 3: Phân tích lòng yêu nước:

1. Hành động:  hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa.

2. Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. 

3."Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. => Khơi dậy ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình.

Bài tập 4: 

1. Phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ của tướng sĩ. => Dụng ý

2. Đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. => phê phán 

3. Đề cao tinh thần cảnh giác => khích lệ chiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Bài tập 5: 

1. Giọng văn: Có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo. =>biến đổi rất linh hoạt

2. Sự biến đổi trong giọng điệu: khiến cho người tướng lĩnh thấu hiểu, đặt mình ở vị trí của binh lính, như lời bày tỏ thân tình giữa những người bạn, người thân, nâng cao hơn vị thế của con người ấy, tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với đất nước, với vị chủ tưởng và với cả bản thân họ cũng như gia đình của họ nữa.

Bài tập 6: Đặc sắc nghệ thuật:

1. Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn. => biến đổi linh hoạt, đa dạng

2. Tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình -> ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ -> những việc làm sai trái của họ -> những việc họ nên làm -> gợi ý sách nên đọc -> kết luận. => Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén

3. Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

4. Sử dụng biện pháp so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.

5. Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.

Bài tập 7: Lược đồ:

1. Khích lệ lòng căm thù giặc giặc, mối hận của kẻ bị cướp nước

2. Khích lệ tinh thần ái nước, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ.

3. Khích lệ tinh thần lập công và ý chí xả thân vì nước của binh lính.

4. Khích lệ tinh thần cá nhân trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

5. Khích lệ tinh thần yêu nước và quyết tâm kháng chiến thắng lợi.

Luyện tập

Bài tập 1: Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch

Bài tham khảo

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. 

Hịch tướng sĩ  được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trước hết qua lời giãi bày tấm lòng mình với những binh sĩ:"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. cùng với đó là một thái độ uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những câu văn biền ngẫu, dài với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp cũng đồng thời thể hiện sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tưởng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.

Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình. Lời thề ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Trần Quốc Tuấn. Tất cả những gì ông làm, ông khao khát chỉ vì một mục đích duy nhất là đất nước được tự do, độc lập, nhân dân no ấm, hạnh phúc và được hưởng một cuộc sống bình yên.

Không chỉ vậy, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện qua việc ông nhìn rõ được những việc làm sai trái của binh lính, khi họ ngủ quên trong chiến thắng quá lâu mà lơ là mất cảnh giác và những việc họ cần làm và nên làm. Tác giả liệt kê những hành động sai trái của tướng sĩ nhằm phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược, để khi giặc tấn công bất ngờ ta cũng không ở thế bị động mà luôn chủ động, sẵn sàng chiến đấu trong bất kì hoàn cảnh nào. Tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Như vậy, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ là lời phủ dụ kêu gọi sự thức tỉnh tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đề cao tinh thần cảnh giác chứ không được ngủ quên trong chiến thắng mà còn thể hiện được tấm lòng yêu nước nồng nàn của ông.

Bài tập 2: Chứng minh:

 Lập luận chặt chẽ 

 - “Nếu có … mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng … cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều … không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon … biết chừng nào " 

=>Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ được đưa ra mộ cách dồn dập.

 Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm 

- " uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";

Hình tượng so sánh, cụ thể 

-  “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ";

-  “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."

Những hình ảnh dễ hiểu 

- cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc... 

=> Viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1:  Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô

Giống nhau: Bắt nguồn từ Trung Quốc, do vua chúa ban hành, mục đích ban bố công khai, là lời của bề trên nói với kẻ dưới, có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia, xã tắc, ngôn từ súc tích, ngắn gọn, mang sắc thái trang trọng, lập luật chặt chẽ và giàu sức thuyết phục với người nghe, được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

Khác nhau:

Chiếu =>  kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách nào đó, chỉ vua mới có quyền viết chiếu.

Hịch => mục đích khích lệ tinh thần chiến đấu, tinh thần đoàn kết của nhân dân hoặc binh sĩ, vua chúa hoặc thủ lĩnh viết.

 

 

Tìm kiếm google: soạn bài hịch tướng sĩ, soạn bài siêu ngắn hịch tướng sĩ, Hịch tướng sĩ ngữ văn 8 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net