[toc:ul]
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 81 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ.
a) Trước hết là cần phải tránh cái lối viết "rau muống" nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại hải", làm cho người xem như là "chắt chắt vào rừng xanh"
(Hồ Chí Minh, Cách viết)
b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ.
(Nguyễn Tuân)
Bài tập 2: trang 82 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Đọc văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của văn bản.
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương", như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới với những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, nhưng vui buồn sầu tủi của một con đường
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
Bài tập 3: trang 82 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài
b) Hoc vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ
Bài tập 4: Trang 82 sgk Ngữ văn 8 tập hai
Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu", em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?
Có thể tham khảo trình tự sắp xếp luận cứ trong đoạn văn sau:
Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều
(Hồ Chí Minh, Cách viết)
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống
Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh
Bài tập 3: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại
Bài tập 4: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người
Bài tập 5: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Việc chạy theo mốt ăn mặc có nhiều tác hại
Luyện tập
Bài tập 1:
a) Luận điểm: Tranh viết lan man, dài dòng.
b) Luận điểm: Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho giới trẻ.
Bài tập 2:
Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm
Luận cứ:
o Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
o Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi
Luận cứ được Nguyễn Tuân đưa ra và sắp xếp rất logic, hợp lí: Luận cứ 1 là tiền đề cho luận cứ thứ hai, đó là từ việc nhận xét về bức tranh sinh hoạt quê hương đến thế giới gần gũi, thân thuộc với con người, đi từ cái nhỏ đến cái lớn, xa hơn, bao quát, rộng lớn hơn.
Bài tập 3: Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài
b) Hoc vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ
Đoạn văn
"Trăm hay không bằng tay quen" là câu nói khẳng định một quy luật của cuộc sống, làm nhiều sẽ thuần thục, quen tay sẽ làm hay, làm đẹp. Trong học tập cũng vậy, học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, người khác để biến tri thức đó thành của mình. Thế nhưng, cái chúng ta học được từ sách vở, trên trường lớp chỉ là ý thuyết, nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị. Việc làm bài tập sẽ giúp ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Đơn giản như làm một bài toán với một công thức, nếu ta làm mười lần,hai mươi lần thì công thức ấy tự nhiên sẽ được bộ não của ta ghi nhớ, có thể sẽ không bao giờ quên. Nếu không làm bài tập, ta sẽ quên công thức ấy ngay sau 3-5 ngày học. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp ta hiểu sâu hơn kiến thức và lấy nó làm nền tảng để mở rộng kiến thức ấy. Khi học về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta sẽ thấy được khung cảnh của nông thôn Việt Nam vào mùa thúc sưu thuế. Vận dụng các kiến thức Văn học để so sánh và đối chiếu, ta sẽ thấy được chị Dậu, Lão Hạc, Chí Phèo, dì Hảo, anh Pha...trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nam Cao hay Nguyễn Công Hoan đều là số phận cơ cực của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
Bài tập 4: Các luận cứ có thể đưa ra và sắp xếp theo trình tự:
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống
Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Mỗi cuốn sách đều ẩn chứa những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá. Bởi nó được viết ra từ sự chắt lọc và trải nghiệm của các cây bút sau bao tích lũy. Qua trang sách, ta học được bao điều mới mẻ , sách như mở ra trước mắt ta một chân trời mới. Đọc sách vô cùng bổ ích: sách văn học dạy ta biết yêu thương và rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, sách khoa học cung cấp nhiều kiến thức được các nhà nghiên cứu tìm tòi và biên soạn…Không những vậy, đọc sách giúp ta hiểu thêm về đời sống vô cùng phong phú và sinh động, với nhiều cách nhìn và cách khám phá của các tác giả. Sách cho chúng ta những khoảng lặng để suy ngẫm mà các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính không thể có. Sách thực sự là người bạn, người thầy của mỗi chúng ta trong cuộc đời.
Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh
Bạn hãy thử tưởng tượng, chúng ta có thể làm được gì nếu thiếu đi tri thức và hiểu biết? Học tập chính là con đường để mỗi người tiếp thu và rèn luyện bản thân, nắm bắt được tri thức. Bạn ước mơ được trở thành một kĩ sư, phi công, giáo viên, bác sĩ… đòi hỏi bạn cần có sự nỗ lực trong học hành để đạt đến vinh quang đó. Các bạn học sinh hiện nay có rất nhiều mối quan tâm như các trò chơi giải trí, mối quan hệ bạn bè hay những sở thích, đam mê… Đó là những nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân nhưng nhiều người đã mải mê theo đuổi chúng mà bỏ quên học hành. Dần dần, những lỗ hổng kiến thức khiến bạn chán nản việc học, ngày càng tụt lùi lại phía sau so với bạn bè. Mỗi chúng ta chỉ có 12 năm để học tập và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp, Quãng thời gian tưởng chừng là dài nhưng lại trôi qua rất nhanh chóng. Do đó, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với mỗi bạn học sinh.
Bài tập 3: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại
Những đêm thức khuya để học bài là hình ảnh quen thuộc của mỗi học sinh khi kì thi đến. Với số lượng đề cương và bài tập của nhiều môn khiến chúng ta vô cùng căng thẳng và mệt mỏi ôn thi. Thế nhưng nhiều bạn lại chọn cho mình cách học “nhàn” hơn là chuẩn bị tài liệu để có thể quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhiều bạn còn tỏ ra tự hào với cách đối phó kì thi này bởi không cần phải vất vả học hành mà vẫn đạt điểm cao. Tuy nhiên, khi bị thầy cô phát hiện, bạn sẽ bị nhận các hình thức kỉ luật. Không những vậy, việc quay cóp sẽ khiến bạn không nắm được bản chất kiến thức, bị phụ thuộc vào tài liệu. Hậu quả lớn hơn là bạn sẽ bị hổng kiến thức, gây khó khăn trong quá trình học tập. Tóm lại, quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại.
Bài tập 4: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người
Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người. Bởi ở nơi ấy, chúng ta được sinh ra, là chiếc nôi êm đềm ru ta khôn lớn theo tháng ngày. Quê hương là nơi có gia đình, có những người luôn yêu thương và che chở cho chúng ta, có thể sẻ chia cùng nhau mọi buồn vui trong cuộc sống. Quê hương là điểm tựa vì nơi ấy có lũ bạn thân, lớn lên cùng ta từ thuở cắp sách tới trường, đùa vui cùng nhau với bao trò nghịch ngợm. Mỗi khi mệt mỏi hay đạt được niềm vui, trỏ về quê hương là ta được trở về với chính mình, được buồn vui trong lòng mẹ Quê hương thực sự là bến đỗ tinh thần bình yêu cho chúng ta trong cuộc sống đầy sóng gió này.
Bài tập 5: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Việc chạy theo mốt ăn mặc có nhiều tác hại
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thời trang, các xu hướng ăn mặc thay đổi liên tục đặc biệt là đối với giới trẻ. Có nhiều bạn liên tục thay đổi trang phục của mình và cho đó là hợp thời, đúng “mốt”. Tuy nhiên, việc chạy theo “mốt” sẽ khiến bạn tốn một khoản tiền không nhỏ cho việc mua sắm, thay đổi quần áo. Bên cạnh đó, việc chạy theo mốt nhưng quần áo không đúng lứa tuổi, không phù hợp với hình thể chỉ khiến bạn tự làm xấu hình ảnh của mình hơn. Mặt khác, bạn mặc những chiếc áo ngẵn cũn cỡn, hình ảnh trên áo không phù hợp hay chiếc quần rách… không phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Như vậy, việc chạy theo “mốt” ăn mặc cũng gây ra nhiều tác hại cho chúng ta.
Luyện tập
Bài tập 1: Luận điểm:
a) Tranh viết lan man, dài dòng.
b) Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho giới trẻ.
Bài tập 2:
Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm
- Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
- Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi
=>Luận cứ được Nguyễn Tuân đưa ra và sắp xếp rất logic, hợp lí:
- Luận cứ 1 là tiền đề cho luận cứ thứ hai.
- Từ việc nhận xét về bức tranh sinh hoạt quê hương đến thế giới gần gũi, thân thuộc với con người.
- Đi từ cái nhỏ đến cái lớn, xa hơn, bao quát, rộng lớn hơn.
Bài tập 3: Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài
b) Hoc vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ
Bài tham khảo
Bản chất của việc học là tiếp thu tri thức, học để hiểu biết, học để làm người. Thế nhưng học vẹt lại là hình thức học đối phó, học thuộc lòng, lặp đi lặp lại kiến thức một cách máy móc. Những người học vẹt không học vì kiến thức mà chỉ học vì điểm số, vì các bài kiểm tra. Hậu quả là khi đã học vét, ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, có khi kiến thức sai chính ta cũng không nhận ra được. Lâu dẫn con người sẽ bị trì trệ, bộ não không chịu hoạt động, suy nghĩ khiến ta trở nên lười biếng, chây lì, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển được năng lực suy nghĩ của con người.
Bài tập 4: Sắp xếp theo trình tự:
1. Mục đích của văn giải thích là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ về một vấn đề, đối tượng
2. Nếu viết không dễ hiểu, người đọc rất khó tiếp nhận, không hiểu rõ về vân đề
3. Cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và xác định rõ đối tượng mình hướng tới là ai
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống
Bài tham khảo
Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Mỗi cuốn sách đều ẩn chứa những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá. Bởi nó được viết ra từ sự chắt lọc và trải nghiệm của các cây bút sau bao tích lũy. Qua trang sách, ta học được bao điều mới mẻ , sách như mở ra trước mắt ta một chân trời mới. Đọc sách vô cùng bổ ích: sách văn học dạy ta biết yêu thương và rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, sách khoa học cung cấp nhiều kiến thức được các nhà nghiên cứu tìm tòi và biên soạn…Không những vậy, đọc sách giúp ta hiểu thêm về đời sống vô cùng phong phú và sinh động, với nhiều cách nhìn và cách khám phá của các tác giả. Sách cho chúng ta những khoảng lặng để suy ngẫm mà các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính không thể có. Sách thực sự là người bạn, người thầy của mỗi chúng ta trong cuộc đời.
Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh
Bạn hãy thử tưởng tượng, chúng ta có thể làm được gì nếu thiếu đi tri thức và hiểu biết? Học tập chính là con đường để mỗi người tiếp thu và rèn luyện bản thân, nắm bắt được tri thức. Bạn ước mơ được trở thành một kĩ sư, phi công, giáo viên, bác sĩ… đòi hỏi bạn cần có sự nỗ lực trong học hành để đạt đến vinh quang đó. Các bạn học sinh hiện nay có rất nhiều mối quan tâm như các trò chơi giải trí, mối quan hệ bạn bè hay những sở thích, đam mê… Đó là những nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân nhưng nhiều người đã mải mê theo đuổi chúng mà bỏ quên học hành. Dần dần, những lỗ hổng kiến thức khiến bạn chán nản việc học, ngày càng tụt lùi lại phía sau so với bạn bè. Mỗi chúng ta chỉ có 12 năm để học tập và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp, Quãng thời gian tưởng chừng là dài nhưng lại trôi qua rất nhanh chóng. Do đó, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với mỗi bạn học sinh.
Bài tập 3: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại
Những đêm thức khuya để học bài là hình ảnh quen thuộc của mỗi học sinh khi kì thi đến. Với số lượng đề cương và bài tập của nhiều môn khiến chúng ta vô cùng căng thẳng và mệt mỏi ôn thi. Thế nhưng nhiều bạn lại chọn cho mình cách học “nhàn” hơn là chuẩn bị tài liệu để có thể quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhiều bạn còn tỏ ra tự hào với cách đối phó kì thi này bởi không cần phải vất vả học hành mà vẫn đạt điểm cao. Tuy nhiên, khi bị thầy cô phát hiện, bạn sẽ bị nhận các hình thức kỉ luật. Không những vậy, việc quay cóp sẽ khiến bạn không nắm được bản chất kiến thức, bị phụ thuộc vào tài liệu. Hậu quả lớn hơn là bạn sẽ bị hổng kiến thức, gây khó khăn trong quá trình học tập. Tóm lại, quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại.
Bài tập 4: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người
Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người. Bởi ở nơi ấy, chúng ta được sinh ra, là chiếc nôi êm đềm ru ta khôn lớn theo tháng ngày. Quê hương là nơi có gia đình, có những người luôn yêu thương và che chở cho chúng ta, có thể sẻ chia cùng nhau mọi buồn vui trong cuộc sống. Quê hương là điểm tựa vì nơi ấy có lũ bạn thân, lớn lên cùng ta từ thuở cắp sách tới trường, đùa vui cùng nhau với bao trò nghịch ngợm. Mỗi khi mệt mỏi hay đạt được niềm vui, trỏ về quê hương là ta được trở về với chính mình, được buồn vui trong lòng mẹ Quê hương thực sự là bến đỗ tinh thần bình yêu cho chúng ta trong cuộc sống đầy sóng gió này.
Bài tập 5: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Việc chạy theo mốt ăn mặc có nhiều tác hại
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thời trang, các xu hướng ăn mặc thay đổi liên tục đặc biệt là đối với giới trẻ. Có nhiều bạn liên tục thay đổi trang phục của mình và cho đó là hợp thời, đúng “mốt”. Tuy nhiên, việc chạy theo “mốt” sẽ khiến bạn tốn một khoản tiền không nhỏ cho việc mua sắm, thay đổi quần áo. Bên cạnh đó, việc chạy theo mốt nhưng quần áo không đúng lứa tuổi, không phù hợp với hình thể chỉ khiến bạn tự làm xấu hình ảnh của mình hơn. Mặt khác, bạn mặc những chiếc áo ngẵn cũn cỡn, hình ảnh trên áo không phù hợp hay chiếc quần rách… không phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Như vậy, việc chạy theo “mốt” ăn mặc cũng gây ra nhiều tác hại cho chúng ta.
Luyện tập
Bài tập 1: a) Tranh viết lan man, dài dòng. / b) Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho giới trẻ.
Bài tập 2: Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm
Luận cứ: Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. / Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi =>Luận cứ được Nguyễn Tuân đưa ra và sắp xếp rất logic, hợp lí:
1. Luận cứ 1 là tiền đề cho luận cứ thứ hai.
2. Từ việc nhận xét về bức tranh sinh hoạt quê hương đến thế giới gần gũi, thân thuộc với con người.
3. Đi từ cái nhỏ đến cái lớn, xa hơn, bao quát, rộng lớn hơn.
Bài tập 3: Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài
b) Hoc vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ
Đoạn văn
"Trăm hay không bằng tay quen" là câu nói khẳng định một quy luật của cuộc sống, làm nhiều sẽ thuần thục, quen tay sẽ làm hay, làm đẹp. Trong học tập cũng vậy, học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, người khác để biến tri thức đó thành của mình. Thế nhưng, cái chúng ta học được từ sách vở, trên trường lớp chỉ là ý thuyết, nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị. Việc làm bài tập sẽ giúp ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Đơn giản như làm một bài toán với một công thức, nếu ta làm mười lần,hai mươi lần thì công thức ấy tự nhiên sẽ được bộ não của ta ghi nhớ, có thể sẽ không bao giờ quên. Nếu không làm bài tập, ta sẽ quên công thức ấy ngay sau 3-5 ngày học. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp ta hiểu sâu hơn kiến thức và lấy nó làm nền tảng để mở rộng kiến thức ấy. Khi học về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta sẽ thấy được khung cảnh của nông thôn Việt Nam vào mùa thúc sưu thuế. Vận dụng các kiến thức Văn học để so sánh và đối chiếu, ta sẽ thấy được chị Dậu, Lão Hạc, Chí Phèo, dì Hảo, anh Pha...trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nam Cao hay Nguyễn Công Hoan đều là số phận cơ cực của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
Bài tập 4: Sắp xếp theo trình tự: Mục đích của văn giải thích là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ về một vấn đề, đối tượng. Nếu viết không dễ hiểu, người đọc rất khó tiếp nhận, không hiểu rõ về vân đề. Cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và xác định rõ đối tượng mình hướng tới là ai
Phần tham khảo mở rộng
Bài tập 1: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống
Bài tham khảo
Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Mỗi cuốn sách đều ẩn chứa những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá. Bởi nó được viết ra từ sự chắt lọc và trải nghiệm của các cây bút sau bao tích lũy. Qua trang sách, ta học được bao điều mới mẻ , sách như mở ra trước mắt ta một chân trời mới. Đọc sách vô cùng bổ ích: sách văn học dạy ta biết yêu thương và rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, sách khoa học cung cấp nhiều kiến thức được các nhà nghiên cứu tìm tòi và biên soạn…Không những vậy, đọc sách giúp ta hiểu thêm về đời sống vô cùng phong phú và sinh động, với nhiều cách nhìn và cách khám phá của các tác giả. Sách cho chúng ta những khoảng lặng để suy ngẫm mà các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính không thể có. Sách thực sự là người bạn, người thầy của mỗi chúng ta trong cuộc đời.
Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh
Bạn hãy thử tưởng tượng, chúng ta có thể làm được gì nếu thiếu đi tri thức và hiểu biết? Học tập chính là con đường để mỗi người tiếp thu và rèn luyện bản thân, nắm bắt được tri thức. Bạn ước mơ được trở thành một kĩ sư, phi công, giáo viên, bác sĩ… đòi hỏi bạn cần có sự nỗ lực trong học hành để đạt đến vinh quang đó. Các bạn học sinh hiện nay có rất nhiều mối quan tâm như các trò chơi giải trí, mối quan hệ bạn bè hay những sở thích, đam mê… Đó là những nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân nhưng nhiều người đã mải mê theo đuổi chúng mà bỏ quên học hành. Dần dần, những lỗ hổng kiến thức khiến bạn chán nản việc học, ngày càng tụt lùi lại phía sau so với bạn bè. Mỗi chúng ta chỉ có 12 năm để học tập và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp, Quãng thời gian tưởng chừng là dài nhưng lại trôi qua rất nhanh chóng. Do đó, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với mỗi bạn học sinh.
Bài tập 3: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại
Những đêm thức khuya để học bài là hình ảnh quen thuộc của mỗi học sinh khi kì thi đến. Với số lượng đề cương và bài tập của nhiều môn khiến chúng ta vô cùng căng thẳng và mệt mỏi ôn thi. Thế nhưng nhiều bạn lại chọn cho mình cách học “nhàn” hơn là chuẩn bị tài liệu để có thể quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhiều bạn còn tỏ ra tự hào với cách đối phó kì thi này bởi không cần phải vất vả học hành mà vẫn đạt điểm cao. Tuy nhiên, khi bị thầy cô phát hiện, bạn sẽ bị nhận các hình thức kỉ luật. Không những vậy, việc quay cóp sẽ khiến bạn không nắm được bản chất kiến thức, bị phụ thuộc vào tài liệu. Hậu quả lớn hơn là bạn sẽ bị hổng kiến thức, gây khó khăn trong quá trình học tập. Tóm lại, quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại.
Bài tập 4: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người
Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người. Bởi ở nơi ấy, chúng ta được sinh ra, là chiếc nôi êm đềm ru ta khôn lớn theo tháng ngày. Quê hương là nơi có gia đình, có những người luôn yêu thương và che chở cho chúng ta, có thể sẻ chia cùng nhau mọi buồn vui trong cuộc sống. Quê hương là điểm tựa vì nơi ấy có lũ bạn thân, lớn lên cùng ta từ thuở cắp sách tới trường, đùa vui cùng nhau với bao trò nghịch ngợm. Mỗi khi mệt mỏi hay đạt được niềm vui, trỏ về quê hương là ta được trở về với chính mình, được buồn vui trong lòng mẹ Quê hương thực sự là bến đỗ tinh thần bình yêu cho chúng ta trong cuộc sống đầy sóng gió này.
Bài tập 5: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Việc chạy theo mốt ăn mặc có nhiều tác hại
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thời trang, các xu hướng ăn mặc thay đổi liên tục đặc biệt là đối với giới trẻ. Có nhiều bạn liên tục thay đổi trang phục của mình và cho đó là hợp thời, đúng “mốt”. Tuy nhiên, việc chạy theo “mốt” sẽ khiến bạn tốn một khoản tiền không nhỏ cho việc mua sắm, thay đổi quần áo. Bên cạnh đó, việc chạy theo mốt nhưng quần áo không đúng lứa tuổi, không phù hợp với hình thể chỉ khiến bạn tự làm xấu hình ảnh của mình hơn. Mặt khác, bạn mặc những chiếc áo ngẵn cũn cỡn, hình ảnh trên áo không phù hợp hay chiếc quần rách… không phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Như vậy, việc chạy theo “mốt” ăn mặc cũng gây ra nhiều tác hại cho chúng ta.