Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 9: Thức ăn chăn nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Thức ăn chăn nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: THỨC ĂN CHĂN NUÔI (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về thức ăn chăn nuôi.

Năng lực riêng:

  • Nêu được khái niệm về thức ăn chăn nuôi.
  • Trình bày được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn chăn nuôi.
  • Liên hệ thực tiễn ở địa phương về thức ăn cho một số vật nuôi như lợn, gà, trâu, bò,...
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, chủ động trong tìm hiểu về thức ăn chăn nuôi.
  • Hiểu biết về thức ăn chăn nuôi của để có thể đề xuất với gia đình, người thân trong việc lựa chọn thức ăn cho vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh, video liên quan đến thức ăn chăn nuôi, các nhóm thức ăn của vật nuôi ở địa phương hoặc ở các trung tâm nhân giống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến các nhóm thức ăn chăn nuôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về thức ăn chăn nuôi.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi : Hãy kể tên một số loại thức ăn chăn nuôi mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Một số thức ăn chăn nuôi mà em biết: thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp,…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Thức ăn chăn nuôi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thức ăn chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm thức ăn chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr51 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành khái niệm thức ăn chăn nuôi.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được khái niệm thức ăn chăn nuôi và nêu được một số ví dụ về thức ăn chăn nuôi ở địa phương.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr51 và trả lời câu hỏi:

+ Thức ăn chăn nuôi là gì? Hãy nêu ví dụ về một số loại thức ăn chăn nuôi ở địa phương em.

- GV nêu khái niệm thức ăn chăn nuôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Khái niệm thức ăn chăn nuôi.

+ Ví dụ về thức ăn chăn nuôi.

- GV yêu cầu HS  khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động 2.

1. Khái niệm thức ăn chăn nuôi

- Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

*Ví dụ về thức ăn chăn nuôi:

+ Ngũ cốc: lúa mì, ngô, lúa, mì, gạo,...

+ Rau quả: cà rốt, bắp cải, cà chua, bí đỏ, táo, đào,...

+ Chất béo: dầu thực vật, dầu cá, bơ, sáp ong,...

+ Thức ăn công nghiệp: bột ngũ cốc, bột thịt, bột xương, bột cá, bột đậu nành,...

Hoạt động 2. Tìm hiểu các nhóm thức ăn chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi và vai trò của các nhóm thức ăn với vật nuôi.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr51-56 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành khái niệm thức ăn chăn nuôi.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được đặc điểm các nhóm thức ăn chăn nuôi.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thức ăn tinh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK tr51-56 và trả lời câu hỏi:

+ Có các nhóm thức ăn chăn nuôi chủ yếu nào?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.1 SGK tr51 và trả lời câu hỏi:

+ Thức ăn giàu năng lượng và giàu protein có đặc điểm gì?

- GV chiếu hình ảnh một số thức ăn giàu năng lượng (hình 9.1), một số loại thức ăn giàu protein (hình 9.2) và nấm men khô giàu protein (hình 9.3) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:

Chúng thích hợp cho những loại vật nuôi nào?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết (SGK – tr52).

- GV chiếu bảng thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn tinh (bảng 9.1) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời câu hỏi:

Hãy nêu thành phần dinh dưỡng và vai trò của một số thức ăn tinh trong bảng 9.1.

- GV tổng kết phần thức ăn tinh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Thức ăn giàu năng lượng.

+ Thức ăn giàu protein.

- GV yêu cầu HS  khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

2. Các nhóm thức ăn chăn nuôi

- Có 4 nhóm thức ăn chăn nuôi chủ yếu: thức ăn tinh; thức ăn thô, xanh; thức ăn bổ sung và phụ gia; thức ăn hỗn hợp.

2.1. Thức ăn tinh

a) Thức ăn giàu năng lượng

- Là các loại thức ăn có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%, gồm:

+ Nhóm carbohydrate: hạt ngũ cốc, phụ phẩm xay xát, các loại củ, rỉ mật,...

+ Nhóm giàu lipid: hạt có dầu, dầu thực vật, mỡ động vật,...

*Thức ăn giàu năng lượng phù hợp cho lợn và gia cầm, gia súc nhai lại.

b) Thức ăn giàu protein

- Là các loại thức ăn có hàm lượng protein thô trên 20%, xơ thô dưới 18%.

- Thức ăn giàu protein gồm các loại:

+ Thức ăn protein động vật

+ Thức ăn protein thực vật

+ Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật

*Thức ăn giàu protein phù hợp với hầu hết các nhóm vật nuôi.

 

*Trong bảng 9.1:

+ Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo tẻ bao gồm vật chất khô 87,29%, protein thô 8,38%, lipid 1,5%, xơ thô 0,60%, khoáng tổng số 1%, Ca 0,11%, P 0,2%.

+ Hạt gạo tẻ cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể và có nhiều vai trò quan trọng như sau: cung cấp năng lượng, cung cấp protein, cung cấp khoáng chất,…

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về thức ăn thô, xanh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

2.2. Thức ăn thô, xanh

a) Thức ăn xanh

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài 9: Thức ăn chăn nuôi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Thức ăn chăn nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay