Câu hỏi: Bạn hãy tìm hiểu về Ma-la-la Diu-sa-phdai, Ngày Ma-la-la và chia sẻ với các thành viên trong lớp.
Hướng dẫn trả lời:
Ma- la- la Diu- sa- phdai là một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan, cô đã từng đạt giả Nobel Hòa Bình khi chưa đủ 18 tuổi. Và cô đã từng nói thế này "Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ, một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới"
Năm 2012, do công khai đứng lên phản đối việc ngăn cấm phụ nữ đi học và lên án hành động phá hủy trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan mà Ma-la-la đã bị các tay súng căm ghét và bắn trọng thương. Tuy vậy, Ma- la- la vẫn không bỏ cuộc, sau khi khỏe lại, cô vẫn can đảm đứng lên đấu tranh. Và may mắn đã mỉm cười với cô, cô đã được vinh danh và dành được rất nhiều giải thưởng quốc tế lớn. Đặc biệt là vào ngày 12 tháng 7 năm 2003, cô đã được vinh dự mời đến đọc diễn văn trước toàn thể Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cần nền giáo dục cho toàn thể các trẻ em gái trên thế giới. Qua đó Ma- la- la nhận được rất sự ủng hộ từ công chúng đồng thời Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng năm là ngày Ma- la- la để kỉ niệm cho sự kiện to lớn này.
Câu 1: Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn này.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 2: Việc lặp lại cấu trúc " Chúng tôi kêu gọi..." có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản dựa vào sơ đồ sau:
Hướng dẫn trả lời:
Câu 2: Luận điểm,lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Luận điểm tầm quan trọng về bút và sách. Có các lí lẽ, dẫn chứng như
- Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi.
- Họ sợ phụ nữ
- Sức mạnh từ tiếng nói phụ nữ khiến họ sợ hãi và là lí do họ giết nhiều cô giáo và nhân viên y tế…..
- Muốn có giáo dục thì phải có hòa bình
Vì các luận chứng ấy đã cho thấy vai trò to lớn của bút và sách, là công cụ có thể khiến cho họ phải sợ, phải kiêng nể.
Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
Câu 3: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với các vấn đề được nêu trong văn bản?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 4: Nêu nhận xét về nhan đề văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 5: Các yếu tố tự sự, miêu tả ( nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 6: Bạn suy nghĩ gì về đề xuất của Mai la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ để họ phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công"?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 7: Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
Không ai sinh ra đã là thiên tài. Để trở thành thiên tài là cả một quá trình học tập, rèn luyện bản thân vô cùng nghiêm khắc. Chúng ta ai cũng hiểu được vai trò to lớn của giáo dục, bởi lẽ: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Giáo dục là hình thức học tập phổ biến nhất của con người mà thông qua đó chúng ta được tiếp thu những nguồn tri thức mới từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, những kinh nghiệm của người đi trước, những thói quen được hình thành,... dưới sự giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo hoặc nghiên cứu. Giáo dục đã tạo ra sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, gián tiếp làm thay đổi thế giới thông qua việc đào tạo ra những con người có bộ óc siêu phàm cùng những kĩ năng tuyệt đỉnh. Con người đã sử dụng giáo dục như một thứ công cụ thần kỳ để tạo ra những bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài người, kéo chúng ta ra khỏi sự tối tăm, buồn tẻ, sự đau đớn bệnh tật, sự mệt mỏi về thể xác trong lao động tay chân và nhiều những vấn đề khác nữa. Một hệ thống giáo dục tốt sẽ tạo ra những con người có nhân cách tốt đẹp, phẩm chất đạo đức đáng quý, luôn hướng về cộng đồng, về thế giới, có cái nhìn khách quan. Tuy nhên trong xã hội vẫn còn có nhiều người nhận sự giáo dục một cách khiên cưỡng nửa vời, với tâm thế đối phó và hời hợt, lại có những người không nhận được sự giáo dưỡng từ gia đình và xã hội và cũng không tự nỗ lực học tập những người này dễ trở thành người có nhân phẩm tồi tệ, gây hại cho cộng đồng, trở thành gánh nặng của cả xã hội. Mỗi chúng ta có một điều kiện sống, điều kiện phát triển khác nhau, hãy luôn cố gắng học tập, tiếp thu những tinh hoa giáo dục để hoàn thiện bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
Hướng dẫn trả lời:
- Giá trị nội dung:
Qua tác phẩm, người đọc có thêm những thông tin, hiểu biết về Ma- la- la Diu- sa- phdai (một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan). Qua đó, chúng ta trân quý và tự hào về cô gái này hơn. Đồng thời qua tác phẩm, nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng giáo dục cho phụ nữ và trẻ em.
- Giá trị nghệ thuật:
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
Hướng dẫn trả lời:
1. Tác giả
Ma-la-la Diu-sa-phai sinh năm 1997 là nhà hoạt động xã hội người Pa-kít-xtan, đồng Giải thưởng Nô-ben (Nobel) Hòa bình năm 2014. Năm 2012, cô bị các tay súng Ta-li-ban bắn trọng thương di công khai lên tiếng phản đối việc cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy các trường học dành cho trẻn em gái ở Pa-kít-xtan.
2. Tác phẩm
Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới có bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “quyền được đi học” – Ma-la-la đứng lên đòi sự công bằng, bình đẳng cho nữ giới.
+ Phần 2: Tiếp đến “đều phải đối mặt” – Tầm quan trọng của cây bút và quyển sách
+ Phần 3: Còn lại – Đến lúc cần lên tiếng và đòi lại công bằng.
Câu 4. Phân tích tác phẩm Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới.
Hướng dẫn trả lời:
Ma- la- la Diu- sa- phdai là một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ nữ nổi tiếng ở Pakistan, cô đã từng đạt giả Nobel Hòa Bình khi chưa đủ 18 tuổi. Và cô đã từng nói thế này "Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ, một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới"
Ma- la- la Diu- sa- phdai sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, thường được gọi là Ma- la- la, cô được mọi người biết tới với tư cách là một nhà hoạt động người Pakistan, cô đấu tranh đòi công bằng cho giáo dục của nữ giới. Ngay từ nhỏ, Ma- la- la đã được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tư tưởng tiến bộ, vậy nên tư tưởng của gia đình cũng là một phần tác động lớn tới suy nghĩ của cô. Trong một bài phỏng vấn, khi được người dẫn chương trình hỏi về việc làm thế nào để nuôi dạy được một Ma- la- la mạnh mẽ và càn đảm như vậy, bố cô chỉ từ tốn chia sẽ rằng: “Đừng hỏi tôi đã làm gì. Hãy hỏi tôi đã không làm gì. Tôi đã không cắt bỏ đôi cánh của con bé, và chỉ có vậy thôi". Vậy nên từ khi còn bé Ma- la- la đã có cho mình những quan điểm rất rõ ràng về vấn đề xúc tiến giáo dục cho nữ giới ở quốc gia Pakistan. Vơi tư tưởng tiến bộ ấy, sau này khi lớn lên, cô đã rất dũng cảm hoạt động đấu tranh đòi quyền giáo dục cho nữ giới. Trên con đường ấy, cô đã gặp không ít các khó khăn và thách thức, nhưng cô vẫn rất mạnh mẽ vượt qua. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới sự việc năm 2012, do công khai đứng lên phản đối việc ngăn cấm phụ nữ đi học và lên án hành động phá hủy trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan mà Ma-la-la đã bị các tay súng căm ghét và bắn trọng thương. Tuy vậy, Ma- la- la vẫn không bỏ cuộc, sau khi khỏe lại, cô vẫn can đảm đứng lên đấu tranh. Và may mắn đã mỉm cười với cô, cô đã được vinh danh và dành được rất nhiều giải thưởng quốc tế lớn. Đặc biệt là vào ngày 12 tháng 7 năm 2003, cô đã được vinh dự mời đến đọc diễn văn trước toàn thể Đại hội đồng Giới trẻ Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cần nền giáo dục cho toàn thể các trẻ em gái trên thế giới. Qua đó Ma- la- la nhận được rất sự ủng hộ từ công chúng đồng thời Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng năm là ngày Ma- la- la để kỉ niệm cho sự kiện to lớn này.
Khi đứng trên bục phát biểu, cô đã rất tự tin mà nói rằng: “Anh chị em thân mến, xin hãy ghi nhớ một điều. Ngày Ma-la-la- không phải là ngày của tôi. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.” Không chỉ vây, Ma- la- la còn khẳng định, để đạt được thành công như ngày hôm nay, là còn nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ của hàng trăm, hàng nghìn nhà hoạt động nhân quyền, biết bao nhân viên xã hội, đã anh dũng chiến đấu, can đảm lên tiếng đấu tranh. Và hơn thế nữa, dù đã có được ngày Ma- la- la, nhưng đây mới chỉ là điều rất nhỏ bé, còn rất nhiều những nơi trên thế giới này vẫn tồn tại sự bất công trong giáo dục đối với phụ nữ và trẻ em gái. Vậy nên để đạt được nhiều mục tiêu về giáo dục khác, rất nhiều người đã không ngần ngại lên tiếng, đòi lại công bằng, và không ít lần họ bị những kẻ khủng bố ám sát , đã có “hàng nghìn người bị sát hạt”, “hàng triệu người bị thương”. Còn cô chỉ là một người rất nhỏ bé trong số đó. Vậy nên mục đích của Ma- la- la khi phát biểu tại Liên Hợp Quốc không phải để cho riêng bản thân cô mà “cho tất cả các thanh thiếu niên nam nữ như tôi” cùng với đó Ma- la- la cao giọng để “Không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói”, “Những người đã đấu tranh đòi quyền lợi cho mình”, “Quyền được sống trong hòa bình”, “Quyền được tôn trọng”,… Cô nhớ lại rằng khi còn sống ở quận Xơ- goát, phía bắc đất nước Pakistan, từ nhỏ Ma- la- la và những người bạn, người dân ở đó đã quen với việc nhìn thấy súng đạn mỗi ngày. Và chính điều đó đã làm cho họ thấy bút vở trân quý đến nhường nào. “Đúng như câu cách ngôn “Cây bút mạnh hơn thanh kiếm””. Và thường thì những kẻ cực đoan lại rất sợ tri thức, và dường như họ cũng rất sợ khi phụ nữ được hưởng giảo dục, thì khi ấy những kẻ đó sẽ không có quyền lực gì để bắt nạt những người phụ nữ nữa “Và đó là lí do tại sao họ đã giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công mới đây ở Két-ta (Quetta)?. Và đó là lí do tại sao họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA”. Đó là lí do tại sao ngày nào họ cũng phá hoại trường học.” Ma- la- la đã lấy ra rất nhiều những ví dụ điển hình, qua đó chúng ta càng thấy những hành động sai trái, tàn bạo, của những kẻ vô lương tâm. Chúng sử dụng mõi cách, dùng vũ khí, dùng bạo lực để tự cắt đứt đi con đường đến với giáo dục của chính vợ và con gái hắn. Chúng tàn bạo, kìm hãm phụ nữ, không cho họ có được hưởng quyền sống của con người. Không chỉ ở đất nước cô đang sống, mà còn rất nhiều nơi trên thế giới này, trẻ em không được tới trường vì khủng bố, vì chiến tranh, vì bạo loạn hay những hủ tục lạc hậu. Nhiều nơi trẻ em và phụ nữ vẫn bị chà đạp, bị coi là những công cụ lao động, trường học thì bị phá dỡ, nhưng chẳng ai có đủ can đảm để đứng lên giúp họ đòi quyền sống, đỏi quyển được hưởng nên giáo dục bình đẳng. Vậy nên qua bài phát biểu này Ma- la- la muốn kêu gọi tới tất cả mọi người rằng, hãy mạnh mẽ đứng lên đấu tranh “Đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng”.
Qua đây tác phẩm, chúng ta cần thêm trân quý và tự hào về cô gái này hơn. Đồng thời qua tác phẩm, nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng giáo dục cho phụ nữ và trẻ em.