Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 7 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Giải bài 7 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO 1

Đối chiếu ngữ liệu tham khảo với tri thức về kiểu bài và cho biết:

Câu 1: Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm liên quan đến vấn đề xã hội được tóm tắt trong luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai (2a - 2b)

Hướng dẫn trả lời:

- Đặc điểm về nội dung: Bức tranh "Đám cưới chuột" gợi ra nhiều ý nghĩa thông điệp, tư tưởng.

- Đặc điểm về nghệ thuật: Về ý tưởng nghệ thuật, có lẽ tác giả dân gian đã tối đa hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy dó bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng.

Câu 2: Vấn đề xã hội qua tranh "Đám cưới chuột" được nêu lên trong bài viết là vấn đề gì và được phân tích trên khía cạnh nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Vấn đề xã hội qua bức tranh "Đám cưới chuột" được nêu lên trong bài viết là các biểu hiện mặt trái ở làng quê xưa như chuyện "mãi lộ", chuyện "làm luật", chuyện "lệ làng",... của tầng lớp thống trị hay các "ông lớn" trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa.

- Các vấn đề đó được nêu từ các khía cạnh như:

+ Góc nhìn phê phán thực trạng xã hội

+ Cái nhìn tích cực lạc quan hơn

Câu 3: Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và thứ hai.

Hướng dẫn trả lời:

  • Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm nhất và luận điểm thứ hai: Luận điểm thứ ba là kết tinh của luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai, Từ sự tâm đắc của tác giả về thông điệp về sự hòa giải, hòa nhập và khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận sẽ làm ngời sáng, là biểu hiện của bản sắc văn hóa cộng đồng.

Câu 4: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Lý lẽ được nêu trước và bằng chứng được trích ra sau để chúng minh lý lẽ.

Câu 5: Bạn rút ra được những điểm tương đồng, khác biệt nào về cách viết về một vấn đề xã hội và một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học?

Hướng dẫn trả lời:
Điểm tương đồng giữa cách viết về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học là cả hai đều có thể sử dụng các chi tiết và tình tiết cụ thể để truyền tải thông điệp về vấn đề đó. Bằng cách đó, người đọc hoặc người xem sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của tác phẩm và đồng cảm với tác giả.

Tuy nhiên, điểm khác biệt đáng kể giữa hai cách viết này là tác phẩm nghệ thuật thường sử dụng các phương tiện trực quan và tác động trực tiếp đến cảm xúc của người xem, trong khi tác phẩm văn học sử dụng ngôn ngữ viết và tác động đến trí tưởng tượng của người đọc. Chính vì vậy, cách viết trong tác phẩm nghệ thuật thường xuất hiện các hình ảnh, âm thanh, giọng nói, cử chỉ, tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn đối với người xem, trong khi văn học lại thường sử dụng hình ảnh, để lộ thấu hiểu về thông điệp hay suy nghĩ của tác giả.

ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO 2

Câu 1: Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm "Truyện Kiều"? Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội? 

Hướng dẫn trả lời:

- Tác giả bài viết đã nêu về vấn đề: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thúy Kiều và giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh.

- Theo em, đó là một vấn đề văn học.

Câu 2: Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó?

Hướng dẫn trả lời:

Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, bằng chứng, luận điểm.

Ví dụ: Trong luận điểm 1 "Thực tế không ai... bến nước bình thường".

- Lí lẽ 1: "Con người bình thường ... là ni tấc"

- Lí lẽ 2: "Cả cuộc đời Kiều ... nghĩ sao về cuộc đời Kiều?"

- Bằng chứng: "Giữa cảnh đêm ... rơi xuống sự tầm thường".

Câu 3: Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh "Đám cưới chuột" (tác phẩm hội họa) và về nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" (tác phẩm văn học).

Hướng dẫn trả lời:
- Giống nhau: Trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội, việc sử dụng tình tiết, dữ liệu, số liệu thống kê là rất quan trọng để chứng minh một quan điểm hay luận điểm của bài viết. Bất cứ khi nào đưa ra một tuyên bố hoặc luận điểm, chúng ta cần phải cung cấp bằng chứng để chứng minh cho nhận định đó. Điều này áp dụng cho cả bài viết về tranh lẫn nghị luận về vấn đề xã hội.

- Khác nhau: Tuy nhiên, đối với bài viết về tranh, cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng sẽ chú trọng vào các nét vẽ, màu sắc, kỹ thuật, phong cách của các tác phẩm tranh. Trong khi đó, nghị luận về một vấn đề xã hội sẽ có sự tham khảo đến các tài liệu, sách báo, phân tích chính sách, ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, lịch sử, thống kê, v.v. để hỗ trợ cho luận điểm.

THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

Hướng dẫn trả lời:

   Nhìn vào số phận của nhiều nhân vật trong "Truyện Kiều", ta không thể không tự hỏi vì sao họ lại phải trải qua những khó khăn, đau khổ đến như vậy? Điều đó không chỉ có liên quan đến địa vị xã hội mà còn cả tới sự thiếu nhân ái của một số người trước những người khác.

   Người phụ nữ xuất hiện trong văn chương đều là những người xinh đẹp, đẹp cả ngoại hình cho đến tính cách và nội tâm. Với Thúy Kiều, nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Khi gia đình gặp biến cố, nàng đã không ngại đối diện với thị phi, với tương lai mù mịt phía trước để bán mình chuộc cha. Và rồi, nàng bỏ lỡ lời hẹn thề với Kim Trọng - người mà nàng yêu thương nhất. Cuộc đời nàng dẫu có bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm, nhưng nàng vẫn cam chịu, vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, cho gia đình mà chẳng màng đến bản thân. Nàng có một tâm hồn thủy chung và cao thượng. Đó cũng chính là nét đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ đẹp người đẹp nết, dẫu đời đưa họ vào cảnh khốn cùng, họ vẫn luôn một lòng thủy chung, hiếu thảo với gia đình, mặc kệ bản thân chịu dày vò trong hố đen tuyệt vọng.

     Họ đẹp đẽ là thế, đáng trân trọng là thế, nhưng họ lại sống trong một xã hội quá thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, với tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ. Họ càng xinh đẹp thì càng phải chịu cảnh bất công “hồng nhan bạc phận”. Nàng dường như có cuộc sống lênh đênh hơn Vũ Nương rất nhiều bởi những biến cố đi qua và hằn sâu vết sẹo vào đời nàng. Gia đình nàng vì đồng tiền hôi tanh mà phải chia ly, tan tác. Nàng cũng vì thế mà phải bán mình chuộc cha, để rồi trở thành món hàng không hơn không kém trong tay bọn buôn người. Đau đớn thay cho nàng, một người con gái trong trắng, tài sắc vẹn toàn nay chỉ là một món đồ chơi của bọn khách làng chơi. Không chỉ thế, nàng còn phải chịu cảnh đời lênh đênh bèo dạt, lưu lạc mười lăm năm và bị giáng xuống đầu muôn vàng tai ương.

     Thúy Kiều chính là những nhân vật đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ không có quyền lợi, không có tự do, cũng chẳng có quyền được hạnh phúc - một cái quyền cơ bản nhất của con người. Họ bị hủ tục thối nát của xã hội phong kiến đẩy xuống vực sâu, chịu muôn vàn tủi hờn và đau thương. Dù họ cam chịu hay vùng vẫy, họ cũng chẳng bao giờ thoát được nanh vuốt của xã hội thối nát đó. Nhưng sau tất cả, họ vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp đáng trân quý của tâm hồn thanh cao.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 7, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 7, Giải bài 7 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học,bài 7 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net