Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy:.../.../...
- Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác phẩm, tác giả.
- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm.
- Nêu được nét riêng về chủ đề tác phẩm .
- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đề và các nhân vật trong tác phẩm ( chủ đề đã chi phối sự lựa chọn miêu tả nhân vật như thế nào: nhân vật đã phát triển và khơi sâu ra sao)
- Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhận vật.
- Phát triển được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
- Nghiêm túc trong học tập.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Qua bài phân tích Thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm ( Andersen) hãy trình bày suy nghĩ của em về việc Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch không phải đơn thuần chỉ là một bài văn chỉ ra những yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Mà nó yêu cầu các lý lẽ, lập luận, câu văn phải mạch lạc rõ ràng và sắc bén. Ở bài này yêu cầu HS phải nắm rõ các đặc điểm về thể loại, nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm từ đó có thể thể hiện được góc nhìn cũng như cảm nhận của mình về tác phẩm. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tìm hiểu trao đổi về phần yêu cầu trong sách giáo khoa trang 81. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. - HS dựa vào SHS để trình bày các yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu với bài văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - Ngoài những yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận như đã trình bày, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự/kịch bạn cần phân tích, nhận xét về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại. - Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi cần tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật.... - Với các tác phâm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự... thì cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết,... góc nhìn, thái độ, quan điểm, cảm xú và ngôn từ của tác giả. - Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng, bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại...
|
---------------------Còn tiếp---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác