Soạn địa lý 10 bài 2 trang 9 cực chất

Địa lý 10 bài 2 trang 9 cực chất. Bài học: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Quan sát hình 2.1, hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?

Bài tập 2: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?

Bài tập 3: Quan sát hình 2.3, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ

 

Bài tập 4: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết:

  •  Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
  •  Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?

 

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Các đối tượng địa lí hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?

Bài tập 2: Hình 2.3 thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động? Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1:  3 dạng kí hiệu bản đồ: Kí hiệu hình học, Kí hiệu chữ, Kí hiệu tượng hình.

Bài tập 2: Chứng minh: Khi quan sát vào hình 2.2 ngoài việc bạn nhìn thấy được vị trí của các nhà máy điện bạn còn có thể biết được nhà máy nào đã được đưa vào sử dụng, nhà máy nào đang còn được xây dựng. Bạn cũng biết được trong số những đường dây, đường nào là đường 220KW đường nào là đường 500KW ….Hay những trạm biến áp có công suất khác nhau...

Bài tập 3:  Trong bản đồ này các đường chuyển động đã thể hiện được: Hướng chuyển động của các loại gió và bão, Tần suất khác nhau của các cơn bão.

Bài tập 4: 

-  Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp chấm điểm. 

- Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng:

  •  Với dân cư mỗi dấu chấm tương ứng với 500.000 người
  •  Với đô thị, dấu chấm nhỏ thể hiện đô thị từ 5 đến 8 triệu dân, dấu chấm lớn thể hiện đô thị trên 8 triệu dân.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

- Các đối tượng địa lí trên bản đồ đều được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu.

- Các phương pháp đó thể hiện: vị trí phân bố của các đối tượng, số lượng, chất lượng cấu trúc cũng như động lực phát triển của các đối tượng…

Bài tập 2: Bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động, đã thể hiện được: Hướng gió và tần suất của gió, hướng di chuyển và tần suất của bão vào nước ta.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1:

- Dựa vào hình 2.1 ta dễ dàng thấy được có 3 dạng kí hiệu bản đồ. Đó chính là:

1. Kí hiệu hình học

2. Kí hiệu chữ

3. Kí hiệu tượng hình.

Bài tập 2: 

- Rõ ràng, phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.

- Ví dụ cụ thể để chứng minh cho điều đó như sau:

- Khi quan sát vào hình 2.2 ngoài việc bạn nhìn thấy được vị trí của các nhà máy điện bạn còn có thể biết được nhà máy nào đã được đưa vào sử dụng, nhà máy nào đang còn được xây dựng. Bạn cũng biết được trong số những đường dây, đường nào là đường 220KW  (màu đen) đường nào là đường 500KW (màu đỏ)….Hay những trạm biến áp có công suất khác nhau...

Bài tập 3: 

1. Khi quan sát vào bản đồ hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam ta thấy có các kí hiệu đường chuyển động.

2. Trong bản đồ này các đường chuyển động đã thể hiện được:

- Hướng chuyển động của các loại gió và bão.

Ví dụ: gió mùa mùa đông có mũi tên màu xanh dương có hướng di chuyển từ biển vào lục địa. Hay hướng chuyển của các cơn bão (mũi tên màu đen) có hướng di chuyển từ biển vào biển Đông nước ta và đi vào đất liền.

- Tần suất khác nhau của các cơn bão.

Ví dụ: mũi tên đen nhỏ nhất thể hiện từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng. Mũi tên lớn nhất thế hiện 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng. Như vậy khi nhìn vào bả đồ, ta sẽ dễ dàng nhận biết được khu vực nào phải đón nhận nhiều bão nơi nào ít xảy ra bão…

Bài tập 4: 

1. Quan sát vào bản đồ hình 2.4 ta thấy: Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp chấm điểm. Trên bản đồ này phương pháp chấm điểm thể hiện được sự phân bố của dân số và các đô thị có quy mô dân số ở khu vực Châu Á.

2. Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng:

- Với dân cư mỗi dấu chấm tương ứng với 500.000 người

- Với đô thị, dấu chấm nhỏ thể hiện đô thị từ 5 đến 8 triệu dân, dấu chấm lớn thể hiện đô thị trên 8 triệu dân.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

Quan sát bản đồ hình 2.2 về công nghiệp điện Việt Nam ta thấy rằng:

1. Các đối tượng địa lí trên bản đồ đều được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu.

2. Thông qua các kí hiệu đó, chúng ta thấy được vị trí phân bố của các đối tượng, số lượng (quy mô), chất lượng cấu trúc cũng như động lực phát triển của các đối tượng…

Bài tập 2: Bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động, bản đồ hình 2.3 đã thể hiện được:

1. Hướng gió và tần suất của gió ( gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông, gió tây khô nóng…)

2. Hướng di chuyển và tần suất của bão vào nước ta.

 

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ , địa lí 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ , bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net