Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 3: NHỚ ƠN THẦY CÔ - BÀI 5
Yêu cầu cần đạt:
BÀI 5 - TIẾT 1
HÁT – THƯƠNG LẮM THẦY CÔ ƠI!
GAM TRƯỞNG, GIỌNG TRƯỞNG, GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA MỘT GIAI ĐIỆU Ở GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG
Sau tiết học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực âm nhạc:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
(Khoảng 1 – 2 phút)
- GV yêu cầu HS hát một câu trong bài hát có nội dung ca ngợi công ơn thầy cô.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hát một câu trong bài hát có nội dung ca ngợi công ơn thầy cô.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình nghe nhạc (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời:
Gợi ý:
+ Bài hát “Mái trường mến yêu” - Tác giả: Lê Quốc Thắng: “Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ, cho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm”.
+ Bài hát “Nhớ ơn thầy cô” - Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện: “Con nhớ cô thầy dìu dắt con nên người, đưa con bay khắp phương trời”.
+ Bài hát “Thầy cô cho em mùa xuân” - Tác giả: Vũ Hoàng: “Một bông hồng em dành tặng cô, một bài ca hát riêng tặng thầy, những món quà bé nhỏ đơn sơ nhưng chứa chan niềm kính yêu vô bờ”.
+ Bài hát “Bông hồng tặng cô” - Tác giả: Trần Quang Huy: “Cây bông hồng, tấm lòng em đó, dâng lên tặng cô, đôi tay mẹ hiền, đôi tay ân cần dịu êm”.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
Hoạt động 1: Hát – Bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
(Khoảng 25 - 26 phút)
- Nắm được tên bài hát và nội dung của bài hát Thương lắm thầy cô ơi!.
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Thương lắm thầy cô ơi!; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Thương lắm thầy cô ơi!.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc của bài hát.
- GV cho HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.
- GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
- GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca bài hát Thương lắm thầy cô ơi!.
- Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng.
- Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn.
- Đặt âm thanh nhẹ nhàng.
- Thể hiện đúng tính chất của ca khúc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Thương lắm thầy cô ơi! - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Thương lắm thầy cô ơi!. - GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. - GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát. * Nghe hát mẫu - GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Thương lắm thầy cô ơi! (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo). - GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Thương lắm thầy cô ơi!. * Khởi động giọng - GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình). * Giới thiệu cấu trúc bài hát - GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập trung quan sát. - GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát. * Tập hát từng câu - GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: + Câu hát 1 nối với câu hát 2. + Câu hát 3 nối với câu hát 4. + Câu hát 5 nối với câu hát 6. - GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến, các câu có giai điệu giống nhau,… - GV nêu một số câu hỏi: + Bài hát được viết ở nhịp nào? + Bài hát được viết ở giọng nào? + Bài hát có các kí hiệu nào? * Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn đã học cùng với nhạc đệm - GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn. - GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm. - GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm. * Hát đầy đủ cả bài - GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài cùng nhạc đệm. - GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc,thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. - GV lưu ý HS: hát bài hát nhẹ nhàng, êm ả, đầy cảm xúc nhưng vẫn vui tươi và giữ được sự hồn nhiên trong sáng. * Luyện tập, biểu diễn GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát. - HS khởi động giọng. - HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”; hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn cùng nhạc đẹm; hát hoàn thiện cả bài cùng nhạc đệm. - HS luyện tập, biểu diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học bài hát (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm theo hướng dẫn của GV. - HS biểu diễn theo tổ, nhóm, cá nhân trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có). - GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát. - GV kết luận: Bài hát Thương lắm thầy cô ơi! thể hiện tình cảm và tấm lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Hát – Bài hát Thương lắm thầy cô ơi! * Tác giả - Nhạc sĩ Lê Vinh Phúc trước đây công tác tại Nhà Thiếu nhi Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh. - Biên tập viên Ban Ca nhạc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. - Một số ca khúc thiếu nhi: Thương lắm thầy cô ơi!, Hè về mưa rơi, Cô bé mùa xuân, Mùa xuân quê hương,... * Bài hát Thương lắm thầy cô ơi! - Nội dung bài hát: Với giai điệu thiết tha trìu mến, lời ca chứa chan cảm xúc sâu lắng, bài hát Thương lắm thầy cô ơi! thể hiện tình cảm và tấm lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. - Cấu trúc bài hát: Bài hát có hình thức 2 đoạn: + Đoạn 1: 18 nhịp (từ đầu đến vun trồng). + Đoạn 2: 16 nhịp (từ Từng trang đến hết bài). * Học bài hát Thương lắm thầy cô ơi! - Nhịp của bài hát: nhịp 2/4. - Giọng: Son trưởng. - Bản nhạc có các ký hiệu là : dấu lặng đơn, dấu nối, dấu lặng đen, dấu luyến. - Lưu ý: + Những tiếng hát có luyến. + Các câu hát có giai điệu giống nhau: câu 1 và câu 3, câu 5 và câu 7,... Đoạn 1 Câu 1: Hôm nay ... thầy cô. Câu 2: Cho em thơ … bến bờ. Câu 3: Xinh tươi .... ngày mai. Câu 4: Em yêu sao … vun trồng. Đoạn 2 Câu 5: Từng trang ... đưa hương. Câu 6: trên con đường ... vẫn đi. Câu 7: Ngàn sao ... công ơn. Câu 8: cô thầy ... nên người. * Luyện tập biểu diễn bài hát Thương lắm thầy cô ơi! - Hát có lĩnh xướng: + Đoạn 1: Lĩnh xướng: Hôm nay … vun trồng. + Đoạn 2: Đồng ca: Từng trang … nên người. - Hát đối đáp: + Đoạn 1: · Nhóm 1: Hôm nay .... bến bờ. · Nhóm 2: Xinh tươi … vun trồng. + Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Từng trang … nên người.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác