Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 5 - TIẾT 2
KÈN TRUMPET VÀ KÈN SAXOPHONE
ÔN TẬP BÀI HÁT THƯƠNG LẮM THẦY CÔ ƠI!
NGHE TÁC PHẨM LỜI THẦY CÔ
Sau tiết học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực âm nhạc:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
(Khoảng 1 – 2 phút)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS kể tên những nhạc cụ hơi đã được học.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đứng dậy nhắc lại:
Gợi ý: Những nhạc cụ hơi: kèn trumpet, kèn saxophone, kèn melodion, kèn harmonica, kèn clarinet, kèn flute,...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung bài học.
Hoạt động 1: Kèn trumpet và kèn saxophone
(Khoảng 11 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem đoạn trích biểu diễn đặc điểm của kèn trumpet và kèn saxophone: + Kèn trumpet: https://youtu.be/npWT-kY6vEw + Kèn saxophone: https://youtu.be/nxFqob3H9Vk (0p20 – 2p) - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về kèn trumpet và kèn saxophone: + Kèn trumpet: + Kèn saxophone: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: + Kèn trumpet (kèn saxophone) có những bộ phận chính nào? + Người ta chơi kèn trumpet (kèn saxophone) bằng cách nào? + Âm sắc của kèn trumpet (kèn saxophone) như thế nào? + Kèn trumpet (kèn saxophone) có thể được sử dụng với những hình thức biểu diễn nào? + Loại kèn nào thường được sử dụng để chơi các bản nhạc trong nghi lễ chào cờ? + Kể tên những loại kèn đồng khác mà em biết. - GV cho HS xem thêm video minh họa về kèn trumpet và kèn saxophone: + Kèn trumpet: + Kèn saxophone: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thực hiện tìm hiểu về tên và đặc điểm kèn trumpet và kèn saxophone. - HS lắng nghe, tiếp nhận các nhiệm vụ và hoàn thành. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS nêu tên và đặc điểm của kèn trumpet và kèn saxophone. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS và chuyển sang nội dung mới. | 1. Kèn trumpet và kèn saxophone - Kèn trumpet: + Loại kèn đồng linh hoạt nhất và có âm thanh cao nhất. + Thân kèm làm bằng một ống đồng uốn thành hình chữ nhật thuôn tròn 4 góc, một đầu loe ra hình chuông, một đầu có gắn miệng thổi hình tròn. + Khi chơi, áp môi thổi hơi vào miệng kèn và dùng ngón tay điều khiển hệ thống van (piston) gắn trên thân kèn để tạo cao độ cho âm thanh. + Âm thanh sáng chói, rắn rỏi, có uy lực phù hợp thể hiện tính hùng tráng, nghiêm trang, đồng thời cũng nhẹ nhàng linh hoạt mang đến cảm giác tươi vui, rộn ràng,.. - Kèn saxophone: + Là nhạc cụ làm bằng đồng. + Nhiều loại kèn khác nhau nhưng phổ biến là alto saxophone. + Thân kèn uốn cong giống hình lưỡi câu. Đầu ống phía dưới rộng hơn loe ra một chút tạo thành hình chiếc chuông, đầu ống phía trên hẹp hơn được kết nối với ống thổi hơi vát có gắn dăm đơn tương tự như của kèn clarinet. + Khi chơi, ngậm miệng vào đầu có gắn dăm để thổi hơi và dùng ngón tay điều khiển hệ thống khóa đóng, mở các lỗ dọc theo thân kèn để tạo cao độ cho âm thanh. + Âm thanh thiết tha, nồng nàn, êm dịu, sâu lắng. - Kèn trumpet và kèn saxophone được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát. - Một số loại kèn đồng khác: cor, trombone, tuba,... |
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
(Khoảng 15 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát. - GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. - GV mở nhạc đệm và chỉ huy hát 1 – 2 lần (yêu cầu HS thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến), GV sửa lỗi sai (nếu có). - GV mở nhạc đệm và yêu cầu HS hát một đến hai lần, thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến. GV sửa sai cho HS (nếu có). - GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo hai hình thức: + Hát có lĩnh xướng. + Hát đối đáp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng. - HS lắng nghe GV hướng dẫn và ôn bài hát Thương lắm thầy cô ơi!. - GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học bài hát (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số nhóm đứng dậy biểu diễn bài hát. - GV mời một số HS khác nhận xét, GV nhận xét và chỉnh lại lỗi sai cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát. - GV kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 2. Ôn tập bài hát Thương lắm thầy cô ơi! - Hát lĩnh xướng: · Đoạn 1: Lĩnh xướng: Hôm nay ... vun trồng. · Đoạn 2: Đồng ca: Từng trang ... nên người. - Hát đối đáp: · Đoạn 1: ü Nhóm 1: Hôm nay ... bến bờ. ü Nhóm 2: Xinh tươi ... vun trồng. · Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Từng trang ... nên người. |
Hoạt động 3: Nghe tác phẩm Lời thầy cô
(Khoảng 7 phút)
- Nắm được tên bài hát và nội dung của bài hát Lời thầy cô.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Lời thầy cô; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
- GV giới thiệu tên tác phẩm, tác giả tác phẩm Lời thầy cô.
- GV yêu cầu HS nghe nhạc và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và những yêu cầu khi nghe nhạc. - GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất: - GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập trung quan sát. - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm: + Những câu hát nào thể hiện các thế hệ học trò luôn khắc sâu và biết ơn “Lời thầy cô”?. + Giai điệu bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào? + Em thích nhất câu hát nào? Vì sao? + Nêu cảm nhận của em về bài hát? - Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS. - GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập trung quan sát.
| 3. Nghe tác phẩm Lời thầy cô - Về tác phẩm Lời thầy cô: + Giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, lời ca sâu sắc, giàu cảm xúc bài hát Lời thầy cô thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của học trò với thầy, cô giáo kính yêu. + Những lời thầy cô dạy bảo luôn được các thế hệ học trò khắc sâu và là hành trang quý giá của mỗi người trên những bước đường đời. + Có thể thấy qua các câu hát: · “Lời thầy cô con luôn ghi trong tim, mãi khắc ghi bao công ơn thầy cô”. · “Lời thầy cô con luôn mang bên mình, là hành trang cho con bước đi”. · “Lời thầy cô luôn mãi bên con, dù đường xa con không ngại gian khó”. · “Dù thời gian dẫu có đổi thay, lời thầy cô con sẽ mãi không quên”. - Về tác giả Phạm Hải Đăng: + Sinh năm 1989, đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Tác giả viết ca khúc nhạc phim. + Một số bài hát dành cho lứa tuổi học sinh: Lời thầy cô, Chào năm học mới, Ngày chia xa, Cùng nắng với gió đến trường, Tuổi học trò, Giữ mãi tình thân, Ơn nghĩa cô thầy, Trở lại trường xưa,...
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác