Soạn địa lý 10 bài 19 trang 71 cực chất

Địa lý 10 bài 19 trang 71 cực chất. Bài học: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 10.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang  71 sgk Địa lí 10

Dựa vào các hình 19.1 và 19.2 cùng kiến thức đã học, em hãy cho biết:

Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao?

Trang 71 sgk Địa lí 10

Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hòa phân bố ở những châu lục nào? Tại sao nơi này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy?

Trang 73 sgk Địa lí 9

Dựa vào hình 19.11 và kiến thức đã học, em hãy cho biết sườn Tây dãy Cap – ca từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất nào?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 73 sgk Địa lí 10

Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ.

Bài tập 2: Trang 73 sgk Địa lí 10

Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì?

Bài tập 3: Trang 73 sgk Địa lí 10

Dựa vào hình 19.1 và 19.2 hãy cho biết: Dọc theo kinh tuyến 80°Đ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và những nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở những phạm vi vĩ tuyến nào?

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang  71 sgk Địa lí 10

- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi từ các vĩ tuyến 65° về cực.

- Những châu lục có thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên là Bắc Mĩ, Bắc Âu và Bắc Á vì đây là vùng có khí hậu cận cực lục địa lạnh.

Trang 71 sgk Địa lí 10

Phân bố thảm thực vật và nhóm đấtmôi trường đới ôn hòa:

- Rừng lá kim nhóm đất pôt dôn phân bố ở Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mĩ

- Rừng lá rộng và hỗn hợp nhóm đất nâu và xám phân bố ở Tây và Trung Âu, Bắc Mĩ, Đông Bắc Á.

- Thảo nguyên nhóm đất đen phân bố ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mĩ.

- Rừng cận nhiệt ẩm  nhóm đất đỏ vàng phân bố ở Đông Á, Bắc Mĩ

- Rừng và cây bụi là cứng cận nhiệt nhóm đất đỏ nâu phân bố ở Châu Âu, Bắc Mĩ và Ôxtraylia.

- Hoang mạc và bán hoang mạc nhóm đất xám phân bố ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ, Ôxtraylia.

 =>Vì khu vực đới ôn hòa có nhiều kiểu khí hậu 

Trang 73 sgk Địa lí 9

Sườn Tây dãy Cap – ca từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất:

- Từ 0 – 500m: Rừng lá rộng cận nhiệt – nhóm đất đỏ cận nhiệt

- Từ 500 – 1200m: Rừng hỗn hợp – nhóm đất  nâu

- Từ 1200 – 1600m: Rừng lá kim – nhóm đất pôt-dôn núi

- Từ 1600 – 2000m: Đồng cỏ núi – nhóm đất đồng cỏ núi

- Từ 2000 – 2800m: Địa y và cây bụi – đất sơ đẳng xen lẫn đá

- Trên 2800m: Băng tuyết

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ chủ yếu là do khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm).

Bài tập 2: Sự khác nhau về nhiệt và ẩm theo độ cao là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao.

Bài tập 3: 

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Trang  71 sgk Địa lí 10

1. Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi từ các vĩ tuyến 65° về cực.

2. Những châu lục có thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên là Bắc Mĩ, Bắc Âu và Bắc Á vì đây là vùng có khí hậu cận cực lục địa lạnh.

Trang 71 sgk Địa lí 10

- Phân bố thảm thực vật và nhóm đấtmôi trường đới ôn hòa:

1. Rừng lá kim nhóm đất pôt dôn phân bố ở Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mĩ

2. Rừng lá rộng và hỗn hợp nhóm đất nâu và xám phân bố ở Tây và Trung Âu, Bắc Mĩ, Đông Bắc Á.

3. Thảo nguyên nhóm đất đen phân bố ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mĩ.

4. Rừng cận nhiệt ẩm  nhóm đất đỏ vàng phân bố ở Đông Á, Bắc Mĩ

5. Rừng và cây bụi là cứng cận nhiệt nhóm đất đỏ nâu phân bố ở Châu Âu, Bắc Mĩ và Ôxtraylia.

6. Hoang mạc và bán hoang mạc nhóm đất xám phân bố ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ, Ôxtraylia.

- Nơi này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy là bởi vì khu vực đới ôn hòa có nhiều kiểu khí hậu (ôn đới lục địa, ôn đới hải dương…). Trong khi đó sự phân bố sinh vật và đất lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu. Mỗi loại khí hậu khác nhau sẽ cho ra một kiểu  thảm thực vậy và nhóm đất tương ứng.

Trang 73 sgk Địa lí 9

Sườn Tây dãy Cap – ca từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất:

1. Từ 0 – 500m: Rừng lá rộng cận nhiệt – nhóm đất đỏ cận nhiệt

2. Từ 500 – 1200m: Rừng hỗn hợp – nhóm đất  nâu

3. Từ 1200 – 1600m: Rừng lá kim – nhóm đất pôt-dôn núi

4. Từ 1600 – 2000m: Đồng cỏ núi – nhóm đất đồng cỏ núi

5. Từ 2000 – 2800m: Địa y và cây bụi – đất sơ đẳng xen lẫn đá

6. Trên 2800m: Băng tuyết

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: 

1. Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ chủ yếu là do khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm).

2. Chế độ nhiệt ẩm quyết định đến sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất. Chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

3. Đất chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên các lục địa cũng thể hiện rõ quy luật phân bố này.

Bài tập 2: Sự khác nhau về nhiệt và ẩm theo độ cao là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao. Ở vùng núi, càng lên cao nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm, kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao.

Bài tập 3: 

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất, địa lí 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất, bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 10 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net