[toc:ul]
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Trang 108 sgk Địa lí 10
Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới?
Trang 111 sgk Địa lí 10
Dựa vào hình 28.5 , em hãy cho biết các vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 112 sgk Địa lí 10
Cho bảng số liệu :
SẢN LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950- 2003
Bài tập 2: Trang 112 sgk Địa lí 10
Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp?
Bài tập 3: Trang 112 sgk Địa lí 10
Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?
Câu hỏi: Vì sao trong tổng sản lượng lương thực xuất khẩu trên thế giới, lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo?
Câu hỏi: Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp thì không?
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Trang 108 sgk Địa lí 10
- Lúa gạo phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.
- Lúa mì phân bố ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.
- Ngô phân bố ở thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới.
Trang 111 sgk Địa lí 10
- Mía trồng ở miền nhiệt đới, trồng nhiều ở Bra zin, Ấn Độ, Trung Quốc, Cu –Ba…
- Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt, trồng nhiều ở Pháp, cộng hòa liên bang Đức, Hoa Kì, U – crai –na, Ba Lan…
- Cà phê: cây trồng của miền nhiệt đới, trồng nhiều ở các nước Brazin, Việt Nam, Cô –lôm –bi-a…
- Chè cây trồng của miền cận nhiệt, trồng nhiều ở Ấn Độ và Trung Quốc, Kê –ni-a, Việt Nam…
- Cao su tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 112 sgk Địa lí 10
Vẽ biểu đồ hình cột
Nhận xét: 1950 đến năm 2003 sản lượng lương thực của thế giới tăng 3 lần từ 676,0 triệu tấn lên 2021,0 triệu tấn. Sản lượng lương thực thế giới tăng nhanh giai đoạn 1950-1970; từ năm 2000 đến 2003 sản lượng lương thực thế giới giảm.
Bài tập 2: Những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp:
- Mía: Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.
- Củ cải đường: Phù hợp với đất đen, đất phù sa.
- Cây bông: Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định. Cần đất tốt, nhiều phân bón.
- Cây đậu tương: Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
- Chè: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa.
- Cà phê: Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất ba dan và đất đá vôi.
- Cao su: Ưa nhiệt, ẩm. không chịu được gió bão
Bài tập 3: Chú trọng đến việc trồng rừng là vì: rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vời môi trường sống và đời sống con người.
Câu hỏi: Lúa mì được trồng ở vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt, đại bộ phận lúa mì được trồng ở các nước phát triển với lượng bột mì trong khẩu phần ăn hàng ngày không lớn. Hơn nữa, ở những nước này quy mô dân nố nhỏ, tỉ suất gia tăng dân số thấp, trong khi sản lượng của lúa mì lại rất nhiều. Vì thế lúa mì trở thành mặt hàng lương thực chính trên thị trường thế giới.
Câu hỏi: Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp không có tính mùa vụ vì:
- Nông nghiệp: Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động => Có tính mùa vụ.
- Công nghiệp: Đối tượng của sản xuất là các loại nguyên liệu, khoáng sản, tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị, không tuân theo trình tự nhất định => Không có tính mùa vụ.
Phần câu hỏi in nghiêng trong bài
Trang 108 sgk Địa lí 10
Diện tích phân bố rất rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các loại cây lương thực.
- Lúa gạo phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.
- Lúa mì phân bố ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.
- Ngô phân bố ở thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới.
Trang 111 sgk Địa lí 10
- Mía trồng ở miền nhiệt đới, trồng nhiều ở Bra zin, Ấn Độ, Trung Quốc, Cu –Ba…
- Củ cải đường: Ở miền ôn đới và cận nhiệt, trồng nhiều ở Pháp, cộng hòa liên bang Đức, Hoa Kì, U – crai –na, Ba Lan…
- Cà phê: cây trồng của miền nhiệt đới, trồng nhiều ở các nước Brazin, Việt Nam, Cô –lôm –bi-a…
- Chè cây trồng của miền cận nhiệt, trồng nhiều ở Ấn Độ và Trung Quốc, Kê –ni-a, Việt Nam…
- Cao su tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.
Phần bài tập cuối bài
Bài tập 1: Trang 112 sgk Địa lí 10
Vẽ biểu đồ hình cột
Nhận xét:
1. Từ năm 1950 đến năm 2003 sản lượng lương thực của thế giới tăng 3 lần từ 676,0 triệu tấn lên 2021,0 triệu tấn.
2. Sản lượng lương thực thế giới tăng nhanh giai đoạn 1950-1970 (sản lượng lương thực năm 1970 gấp 1,8 lần năm 1950); từ năm 2000 đến 2003 sản lượng lương thực thế giới giảm.
Bài tập 2: Những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp:
1. Mía: Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa. Thích hợp với đất phù sa mới.
2. Củ cải đường: Phù hợp với đất đen, đất phù sa, được cày bừa kĩ và phân bón đầy đủ. Thường trồng luân canh với lúa mì.
3. Cây bông: Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định. Cần đất tốt, nhiều phân bón.
4. Cây đậu tương: Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
5. Chè: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rất đều quanh năm, đất chua.
6. Cà phê: Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất ba dan và đất đá vôi. Cây trồng của miền nhiệt đới.
7. Cao su: Ưa nhiệt, ẩm. không chịu được gió bão. Thích hợp nhất với đất ba dan.
Bài tập 3: Chúng ta phải chú trọng đến việc trồng rừng là vì: Hiện nay, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng , diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại dần. Trong khi đó, rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vời môi trường sống và đời sống con người. Vì vậy, cần phải tái tạo lại tài nguyên rừng.
Câu hỏi: Tổng sản lượng lương thực xuất khẩu trên thế giới, lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo vì:
1. Lúa mì được trồng ở vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt, đại bộ phận lúa mì được trồng ở các nước phát triển (Châu Âu và châu Mĩ) với lượng bột mì trong khẩu phần ăn hàng ngày không lớn.
2. Hơn nữa, ở những nước này quy mô dân nố nhỏ, tỉ suất gia tăng dân số thấp, trong khi sản lượng của lúa mì lại rất nhiều. Vì thế lúa mì trở thành mặt hàng lương thực chính trên thị trường thế giới.
3. Lúa gạo là cây lương thực thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đại bộ phận lúa gạo được trồng nhiều ở các nước đang phát triển châu Á.
4. Các nước trồng nhiều lúa gạo đều rất đông dân với tập quán lâu đòi tiêu dùng lúa gạo rất nhiều như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Vì thế, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu tiêu dùng trong nước, lượng gạo xuất khẩu rất nhỏ.
Câu hỏi: Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp không có tính mùa vụ vì:
1. Nông nghiệp: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, là những vật thể sống có sự phát triển, sinh trưởng theo quy luật nhất định=> Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động => Có tính mùa vụ.
2. Công nghiệp: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại nguyên liệu, khoáng sản, tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị, đều là những vật thể không sống, sản xuất tiến hành hai giai đoạn không tuân theo trình tự nhất định, có thể cùng sản xuất với khoảng cách xa về không gian, thời gian lao động và sản xuất chênh lệch không đáng kể => Không có tính mùa vụ.