Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI\
BÀI 22: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
(3 TIẾT)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu: Vì sao phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời: Cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì:
- Giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
- Giảm các chi phí phòng, trị bệnh.
- Tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
- Ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất và không khí.
- Ngăn chặn ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, tránh làm mất cân bằng sinh thái.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 22: Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung Công nghệ bảo quản lạnh và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 125, 126 SGK: 1. Vì sao sản xuất chăn nuôi là một trong những nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, gây biến đổi khí hậu? 2. Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi? 3. Các loại chất thải chủ yếu trong chăn nuôi là gì? Vì sao chúng là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
- GV hướng dẫn HS thảo luận, nghiên cứu Bảng 22.1 và Hình 22.1 trang 125, 126 SGK và trả lời câu hỏi luyện tập: 1. Quan sát Bảng 22.1, hãy nhận xét về lượng chất thải của các loài vật nuôi ở Việt Nam. 2. Theo em, xác vật nuôi bị vứt ra môi trường như Hình 22.1 gây ra những tác hại gì? Vì sao? GV tổng kết về Tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời + câu hỏi hình thành kiến thức trang 125, 126 SGK: + câu hỏi luyện tập trang 125, 126 SGK (Đính kèm dưới HĐ1) - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo. | 1. Tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi Thải tới 18% tổng số khí nhà kính Tạo ra 65% tổng lượng NO2 Tạo ra 37% tổng lượng CH4 Tạo ra 64% tổng lượng NH3 - Nguyên nhân chính: Cho một chất thải trong chăn nuôi không được quản lý và xử lý đúng kỹ thuật - Các chất thải chăn nuôi chủ yếu gồm: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí ⇒ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần kiểm soát tốt ba loại chất thải trên
|
- Gợi ý trả lời:
*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr125, 126):
- Chăn nuôi là một trong những nhân tố chính tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu: phát thải tới 18% tổng số khí nhà kính, tạo ra 65% tổng lượng N2O, 37% tổng lượng CH4 64% NH3 do hoạt động của loài người tạo ra.
- Hằng ngày, vật nuôi thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn. Ngoài ra, lượng thức ăn thừa, xác vật nuôi,... cũng làm tăng lượng chất thải.
– Khoảng 60% lượng chất thải chăn nuôi được xử lí, phần còn lại trực tiếp thải
ra môi trường.
*Câu hỏi luyện tập (SGK – tr125, 126):
Lượng chất thải của các loài vật nuôi của cơ sở chăn nuôi gia đình cao gấp nhiều lần so với lượng chất thải của các loài vật nuôi ở trang trại.
Lượng chất thải của lợn từ các hộ gia đình cao gấp 5 lần lượng chất thải của lợn từ các trang trại; lượng chất thải của gia cầm từ các hộ gia đình cao gấp 8 lần lượng chất thải của gia cầm từ các trang trại; lượng chất thải của bò từ các hộ gia đình cao gấp 30 lần lượng chất thải của bò từ các trang trại
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm chăn nuôi
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác