Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 6 Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Soạn mới Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Ôn tập chủ đề 6 Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

  (1 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Hiểu và trình bày được những kiến thức đã học về Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

  1. Về năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tự tìm hiểu thêm các nội dung liên quan kiến thức bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hợp tác, làm việc nhóm thảo luận câu hỏi, hệ thống lại kiến thức đã học…để trình bày, chia sẻ ý tưởng, báo cáo kết quả học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Tìm tòi, sáng tạo, giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và học tập.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi,
  • Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và
  • Đề xuất một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi:
  • Sử dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi và biết cách vận hành.
  • Liên hệ thực tiễn ở địa phương, phân tích và đưa ra phương án hợp lí để xử lí chất thải chăn nuôi.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức học tập và rèn luyện, trách nhiệm với các nhiệm vụ học tập được giao.
  • Yêu thích ngành nghề chăn nuôi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu
  • Sơ đồ khối hệ thống kiến thức chủ đề 6.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT, vở ghi
  • Hệ thống lại kiến thức đã học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở cho HS nhớ lại các kiến thức đã học trong chủ đề 6.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi : Trong chủ đề 6, em đã được tìm hiểu những nội dung gì? Hãy liệt kê lại những nội dung em đã được học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại các nội dung trong chủ đề 6. Công nghệ chăn nuôi

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

  1. Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được các nội dung đã học trong chủ đề 6.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ theo mẫu trang 135
  3. Sản phẩm: Sơ đồ đã hoàn thành của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK và điền vào các nội dung còn thiếu theo nhóm :

  • Nhóm 1: Tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
  • Nhóm 2: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
  • Nhóm 3: Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi
  • Nhóm 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

-  HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và hoàn thành bài tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời.

* Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

  • Tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:
  • Thải tới 18% tổng số khí nhà kính
  • Tạo ra 65% tổng lượng NO2
  • Tạo ra 37% tổng lượng CH4
  • Tạo ra 64% tổng lượng NH3
  • Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
  • Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng tới sức khỏe con người
  • Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khỏe của vật nuôi và lây lan dịch bệnh
  • Chất thải chăn nuôi được xử lí đúng kĩ thuật sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
  • Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu

* Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

  • Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi:
  • Bằng công nghệ biogas
  • Bằng phương pháp ủ phân
  • Làm thức ăn cho động vật khác như giun quế, ấu trùng ruồi lính đen,...
  • Bằng máy ép tách phân
  • Chăn nuôi tiết kiệm nước
  • Sử dụng đệm lót sinh học
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi:
    • Ứng dụng công nghệ lên men giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi
    • Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi
    • Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi để bảo vệ môi trường

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng lí thuyết đã học vào hoàn thành các bài tập.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
  4. Sản phẩm học tập: đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS  làm việc theo nhóm, hoàn thành câu hỏi luyện tập - Vận dụng trang 135, 136 SGK

- Gv hướng dẫn: Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả lên bảng phụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trình bày kết quả thảo luận ra bảng phụ hoặc giấy A0.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập.

Câu 1. Vì sao cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi? (có thể chọn nhiều đáp án)

  1. Chăn nuôi cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và nguyên liệu cho một số ngành nghề khác, đóng góp vào GDP của đất nước.
  2. Sản xuất chăn nuôi phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
  3. Người chăn nuôi có trình độ cao, có khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
  4. Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường và lan truyền dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi và con người.

Gợi ý:

Đáp án B, D

Câu 2. Hãy xác định biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học phổ biến

  1. Xây dựng chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi
  2. Chăn nuôi tiết kiệm nước
  3. Sử dụng công nghệ biogas
  4. Nuôi động vật khác làm thức ăn cho vật nuôi

Gợi ý: Đáp án C.

Câu 3. Ý nào không phải là tác dụng của công nghệ biogas trong xử lí chất thải chăn nuôi?

  1. Khí sinh học (CH4) làm nhiên liệu trong sinh hoạt, sản xuất
  2. Bã thải được dùng làm phân bón cho cây trồng
  3. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi
  4. Nước thải sau khi xử lí dùng làm nước tưới cho cây trồng

Gợi ý: Đáp án C.

Câu 4. Hãy mô tả mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh học có tác dụng gì?

Gợi ý:

- Mô tả mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học: Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu giàu xơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học để hỗ trợ phân giải chất thải hữu cơ ngay tại chuồng nuôi, giảm mùi hôi chuồng trại và tăng hiệu quả chăn nuôi.

- Tác dụng của chăn nuôi bằng đệm lót sinh học:

  • Giảm mùi hôi chuồng trại, bảo vệ môi trường chăn nuôi.
  • Hạn chế các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi, góp phần đối xử nhân đạo với vật nuôi (tạo môi trường thân thiện với vật nuôi).
  • Giảm sử dụng nước tắm cho vật nuôi, cọ rửa chuồng nuôi, không phải dọn chuồng
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư, sức lao động.

Câu 5. Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

Gợi ý:

 

STT

Biện pháp xử li chất thải

Ưu điểm

Nhược điểm

1

Công nghệ biogas

Xử lí được lượng chất thải chăn nuôi lớn, giảm mùi hôi chuồng trại, bảo vệ môi trường chăn nuôi

- Khí biogas được dùng làm nhiên liệu đun nấu, phát điện, tháp sảng....

- Phần lắng cặn từ bể biogas đượcsử dụng làm phân bón,

- Nước thải sau xử lí biogas có thể sử dụng cho ao nuôi cá, tưới cây.

– Chi phí đầu tư ban đầu lớn.

- Việc lấy chất thải sau khi xử lí khó khăn.

- Mất nhiều thời gian xử li.

- Khí gas thu được còn lẫn tạp chất.

 

2

Ủ phân hữu cơ

- Đơn giản, dễ phân huỷ chất hữu cơ thành các chất mùn, khoáng.

- Tiêu diệt được trứng giun sán, mầm sâu bệnh, hạt cỏ dại,

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường,

- Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng:

(1) Ủ nóng: thời gian ủ nhanh, lượng P tổng số và K2O thu được cao, diệt được trứng giun sán và mầm bệnh;

(2) Ù nguội: lượng N tổng số và K2O cao, chất hữu cơ còn trong phân cao,

(3) Ủ hỗn hợp: thời gian ủ trung bình, diệt được giun sán, N tổng số trung bình

- Mất thời gian ủ phân lâu.

- Mỗi phương pháp có nhược điểm riêng

(1) Ủ nóng: lượng N tổng số thấp, bị

bay hơi mất đạm nên lượng N còn lại trong sản phẩm ủ thấp.

(2) Ủ nguội: thời gian ủ lâu, vẫn cò

trứng giun sán và mầm bệnh trong phân sau ủ

(3) Ủ hỗn hợp: K2O thấp, P tổng thấp.

 

Soạn mới giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 6 Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới, soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều bài Ôn tập chủ đề 6 Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Soạn giáo án công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay