Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1:
BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
BÀI 1: NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Kim Đồng (sáng tác Phong Nhã). https://www.youtube.com/watch?v=ZgMNZ3m-VPU - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Người anh hùng nào được nhắc tới trong bài hát? + Nội dung bài hát gợi lên cho em những suy nghĩ gì? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Trong bài hát, người nữ anh hùng Kim Đồng được tôn vinh với sự hy sinh quả cảm, sự kiên cường đấu tranh cho cách mạng nước nhà. + Bài hát gợi lên trong em niềm tự hào dân tộc, sự kính trọng và biết ơn đối với những hy sinh to lớn mà người anh hùng Kim Đồng, anh vượt qua làn mưa bom bão đạn để đưa thư cho cán bộ cách mạng. Qua đó, em cũng trân trọng hơn cuộc sống hòa bình ngày hôm nay, ngày mà chúng em được cắp sách đến trường trong tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những chiến sĩ, người anh hùng quả cảm đó, chúng ta mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hiện tại. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước. Bài học “Người có công với quê hương, đất nước” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn họ thông qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những anh hùng, chiến sĩ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 – 4 (SGK tr.6) trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức tranh với quê hương đất nước. - GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án tham khảo:
- GV yêu cầu HS: Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước. - GV mời HS giơ tay phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chốt đáp án: + Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người “Anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn cho thắng lợi giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. + Nhạc sĩ Văn Cao – Sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng đặc biệt là ca khúc Tiến quân ca, quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi đọc nội dung SHS tr.7 và trả lời câu hỏi: + Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước? + Vì sao chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV nêu kết luận: + Mẹ Thứ đã hi sinh cả cuộc đời cho cách mạng không những thế mẹ còn phải chịu nhiều mất mát về tinh thần không gì đong đếm được khi lần lượt mất đi hết thảy những người thân yêu của mình. + Chúng ta cần phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước bởi chúng ta cần gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc có từ bao đời nay đồng thời thể hiện sự trân trọng những công lao, đóng góp đó đã tạo nên một đất nước hòa bình, phát triển mà chúng ta đang có ngày hôm nay. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người có công với quê hương, đất nước. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến sau - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr. và dùng thẻ học tập để nhận xét ý kiến. - GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 1. Sai vì tất cả những người có công đối với đất nước dù là lớn hay nhỏ đều được xem là những người có công với đất nước. 2. Đúng vì bất kì những đóng góp giúp ích cho đất nước đều được xem là có công với đất nước. 3. Đúng vì đây là hành vi tiêu cực, đáng bị lên án, làm ảnh hưởng đến sự văn minh, phát triển của đất nước. 4. Đúng vì sự đóng góp của họ làm cho đất nước tốt hơn và chúng ta chính là những người được hưởng sự tốt đẹp đó. Bài tập 2: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: a. Đồng tình vì những đóng góp của các nhà khoa học giúp cho nhiều lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày một tốt hơn. b. Đồng tình vì những người có công với quê hương, đất nước, không phân biệt màu da, giọng nói, sắc tộc đều đáng được tôn vinh và trân trọng. c. Đồng tình vì ông của bạn đã có những đóng góp không nhỏ và đã được nhà nước cùng với xã hội tôn vinh và công nhận. d. Không đồng tình vì những nghệ nhân đó đã đóng góp không nhỏ vào việc hình thành, giữ gìn nét bản sắc dân tộc cho nên cũng được coi là người có công với đất nước. Bài tập 3: Xử lí tình huống - GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm: + Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống 1 + Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống 2. - GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống. - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tình huống 1:Em không đồng tình với Cốm vì ông của Na đã được nhà nước và nhân dân ghi nhận những đóng góp với đất nước qua tấm huân chương cao quý đó. Nếu là Na em sẽ giải thích cho bạn hiểu như thế nào được coi là người có công với quê hương. Phạm Ngọc Thạch là một một trí thức, xuất thân từ gia đình hoàng tộc quyền quý nhưng tham gia cách mạng từ rất sớm. Oong là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, người có đóng góp to lớn cho nền y tế nước nhà. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc tìm hiểu thông tin và bài ca, bài hát về người có công với quê hương, đất nước b. Cách tiến hành Bài tập 1 - GV yêu cầu cho HS Lập danh sách và chia sẻ với bạn về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 – 6 HS theo mẫu gợi ý sau:
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có) - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. Bài tập 2 - GV chia HS làm các nhóm (4 HS/ nhóm). - GV hướng dẫn các nhóm trao đổi, thảo luận, sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước. - GV gợi ý cho HS: Người đóng góp cho quê hương Xứng danh là những tấm gương sáng ngời Bảo vệ Tổ quốc muôn đời Dựng xây đất nước tuyệt vời hơn. - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Người có công với quê hương, đất nước. + Biết được lí do cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước. + Đọc trước Bài 2 – Em biết ơn người có công với quê hương, đất nước (SHS tr.10). |
- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu. - HS phát biểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ và trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm và tình huống được giao.
- HS quan sát tình huống và đọc yêu cầu bài tập. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm, nộp sản phẩm vào bài học sau.
- HS tham khảo.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác