Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Soạn mới Giáo án địa lí 11 KNTT bài Kinh tế Trung Quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 27: KINH TẾ TRUNG QUỐC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
  • Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế của Trung Quốc.
  • Trình bày được sự phát triển của các ngành kinh tế Trung Quốc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Sử dụng các công cụ Địa lí học:

+ Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc.

+ Nhận xét, phân tích được các bảng số liệu thống kê (GDP và tốc độ tăng GDP; sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp; trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ); biểu đồ (cơ cấu GDP, sản lượng thủy sản).

+ Vẽ được biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của Trung Quốc từ số liệu đã cho.

  • Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo về một ngành kinh tế của Trung Quốc.
  1. Phẩm chất
  • Ham học: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SBT, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Trung Quốc năm 2020.
  • Bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc năm 2020.
  • Phiếu học tập.
  • Đường link tìm kiếm dữ liệu về kinh tế Trung Quốc:

+ https://www.gso.gov.vn/

+ https://cacnuoc.vn/

+ https://data.worldbank.org/

+ https://www.fao.org/home/en/

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về kinh tế của Trung Quốc với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân, nêu được một số thông tin nổi bật về nền kinh tế của Trung Quốc.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nền kinh tế của Trung Quốc.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan video liên quan đến nền kinh tế phát triển của Trung Quốc: https://www.youtube.com/watch?v=QS6oHq2cZRw

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Sau khi xem video, em hãy nêu những hiểu biết và cảm nhận của bản thân về nền kinh tế của Trung Quốc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về nền kinh tế của Trung Quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất. Ngày nay nền kinh tế của Trung Quốc đang là đầu tầu của nền kinh tế thế giới đóng góp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sau Mỹ.

             

 Thâm Quyến – từ “công xưởng của thế giới”       Trung Quốc có hệ thống đường sắt

    cho đến “thung lũng Silicon châu Á”                          cao tốc dài nhất thế giới

Phố Đông – Thượng Hải là một trong những khu phát triển kinh tế thí điểm trong

thời kỳ cải cách và mở cửa

- GV dẫn dắt vào bài học: Sau hơn 40 năm cải cách, mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu. Trung Quốc có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới hiện nay như thế nào? Các ngành kinh tế phát triển ra sao? Nguyên nhân tạo nên những thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 27: Kinh tế Trung Quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.

- Nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê GDP và tốc độ tăng GDP; biểu đồ cơ cấu GDP của Trung Quốc.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 27.1, Bảng 27.1, thông tin trong mục I.1 SGK tr.139 - 140 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày đặc điểm chung của phát triển kinh tế Trung Quốc: quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu.

- Cho biết vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm chung và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Sau khi thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc được đánh giá là là nền kinh tế “kỳ tích phép màu” khi đã đưa đất nước tỷ dân thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ:

Khai thác Bảng 27.1, Hình 27.1, mục thông tin I.1 SGK tr.139 – 140 và hoàn thành nhiệm vụ:

+ Đọc thông tin mục I, hãy trình bày đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Cho dẫn chứng.

+ Dựa vào bảng 27.1, nhận xét về GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2020.

+ Dựa vào Hình 27.1, nhận xét cơ cấu GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2020.

(Đính kèm ảnh, bảng dưới Hoạt động 1)

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, bảng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS trình bày đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.

- GV yêu cầu các  1 – 2 nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sau hơn một thập, một loạt cải cách kinh tế mang tính chuyển đổi đã mở cửa Trung Quốc với cộng đồng quốc tế và đầu tư nước ngoài. Qúa trình mở cửa của Trung Quốc đã biến đất nước này một trong những quốc gia nghèo trở thành một nền kinh tế thứ hai trên thế giới và tạo tiền đề xuất hiện những gã khổng lồ thương mại điện tử và công nghệ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Đặc điểm chung

1. Đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.

- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:

+ Có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ).

+ Quy mô GDP tăng nhanh liên tục và tốc độ tăng GDP luôn ở mức cao.

+ Nền kinh tế có những thay đổi về cơ cấu GDP theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Tổng kim mạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, Trung Quốc là một trong số các quốc gia có nền thương mại đứng đầu thế giới.

+ Là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn.

- Vị thế nền kinh tế Trung Quốc:

+ Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

+ Tác động lớn tới thế giới thông qua vai trò và các hoạt động (xuất nhập khẩu, đầu tư…) và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.  

Bảng 27.1. Quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng trưởng GDP của

Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2020

Năm

 

Chỉ số

1978

2000

2010

2019

2020

GDP

(tỉ USD)

149,5

1 211,3

6 087,2

14 280,0

14 688,0

Tốc độ tăng trưởng GDP

(%)

11,3

8,5

10,6

6,0

2,2

(Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2022)

Hoạt động 2: Nguyên nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế của Trung Quốc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I.2 SGK tr.140 và trả lời câu hỏi: Phân tích nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân của nền kinh tế Trung Quốc và chuẩn kiến thức GV.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ cụ thể:

Khai thác thông tin mục I.2 SGK tr.140 – 141 và trả lời câu hỏi: Phân tích nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh liên quan đến các nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Trung Quốc:

Máy kéo tự lái gieo hạt bông trên đồng tại huyện Khổ Xa, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương

Cơn lốc đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc

Trung Quốc đã biến Thâm Quyến từ một làng chài nhỏ bé thành một đặc khu kinh tế

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và hoàn thành câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận về nguyên nhân phát triển nền kinh tế Trung Quốc.

- GV yêu cầu  1 – 2 nhóm HS nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.  

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: Với những nguyên nhân trên Trung Quốc đã xây dựng một nền kinh tế khổng lồ để chứng minh vị thế cường quốc kinh tế của mình. Đồng thời những nguyên nhân đó có cũng là bài học dành cho các nước đang phát triển để xây dựng nền kinh tế của nước mình. 

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2. Nguyên nhân

 - Trung Quốc có nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú là tiền đề để phát triển kinh tế; nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao là nhân tố quyết định đến việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

- Nhà nước có các chính sách, chiến lực phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức phát triển kịp thời qua các giai đoạn khác nhau; Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI.

- Trung Quốc rất chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các ngành kinh tế.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự phát triển của các ngành kinh tế của Trung Quốc.

- Đọc được bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc.

- Nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê (sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, trị giá, xuất, nhập khẩu hàng hóa); biểu đồ sản lượng thủy sản của Trung Quốc.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 27.2 – Hình 27.6, Bảng 27.2 – 27.4, thông tin mục II SGK tr.141 – 147 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3:

- Nêu vùng sản xuất chủ yếu của một số sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, cây ăn quả, cừu, lợn.

- Trình bày sự phát triển của một trong ba ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của Trung Quốc.

- Trình bày khái quát tình hình phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc.

- Nêu sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, điện tử - tin học và một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện của Trung Quốc.

- Hãy trình bày sự phát triển của các ngành thương mại, giao thông vận tải, du lịch và tài chính ngân hàng ở Trung Quốc.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Nền kinh tế Trung Quốc phát triển trên tất cả các ngành kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đóng góp và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

- GV chia HS cả lớp thành sáu nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 27.2, 27.3, Bảng 27.2, thông tin mục II.1 SGK tr.141 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy trình bày sự phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nơi phân bố một số sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc (Đính kèm ảnh phía dưới Hoạt động 3):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Dựa vào Hình 27.2, 27.3, Bảng 27.1, thông tin mục II.1 SGK tr.141 và hoàn thành thông tin trình bày sự phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nơi phân bố một số sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

1. Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

3. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

+ Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 27.4, 27.5, Bảng 27.3, thông tin mục II.2 SGK tr.143 - 145 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp và phân bố một số ngành công nghiệp Trung Quốc (Đính kèm ảnh ở phía dưới Hoạt động 3):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:….

Dựa vào Hình 27.4, 27.5, Bảng 27.3, thông tin mục II.2 SGK tr. 143 – 145, hãy hoàn thiện thông tin về sự phát triển của ngành công nghiệp và phân bố một số ngành công nghiệp Trung Quốc:

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH

CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

Tình hình phát triển

Phân bố

 

Sản xuất điện

Điện tử -

tin học

Sản xuất ô tô

Luyện kim

 

 

 

 

+ Nhóm 5, 6: Khai thác Bảng 27.4, Hình 27.6, thông tin mục II.3 SGK tr.145 – 147 và hoàn thành Phiếu học tập số 3:  Trình bày sự phát triển các ngành dịch vụ của Trung Quốc (Đính kèm ảnh ở phía dưới Hoạt động 3):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm:…

Dựa vào Bảng 27.4, Hình 27.6, thông tin mục II.3 SGK tr.145 – 147, hãy hoàn thành thông tin về sự phát triển các ngành dịch vụ của Trung Quốc:

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ

CỦA TRUNG QUỐC

1. Sự phát triển ngành thương mại

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

2. Sự phát triển ngành giao thông vận tải

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

3. Sự phát triển ngành du lịch

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

4. Sự phát triển ngành tài chính ngân hàng

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời đại diện 3 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1, 2, 3

- GV yêu cầu 3 nhóm HS còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận: Nền kinh tế của Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có nhiều mối liên hệ lớn về thương mại và tài chính với nhiều nền kinh tế của các nước khác. Ngày nay, Trung Quốc vẫn đang thực hiện xây dựng và áp dụng những chính sách kinh tế mới để nền kinh tế của đất nước tỷ dân này sẽ trở thành bá chủ kinh tế thế giới trong thời gian sắp tới.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Một số ngành kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1, 2, 3 được đính kèm phía dưới Hoạt động 3.  

  
  
 

Bảng 27.2. Một số sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2020

Năm

Sản phẩm

2000

2010

2020

Lương thực (triệu tấn)

407,3

498,0

617,5

Bông (triệu tấn)

4,4

6,0

4,9

Mía (triệu tấn)

71,3

111,5

108,7

Chè (triệu tấn)

0,7

1,5

3,0

Đàn lợn (triệu tấn)

438,9

473,9

412,1

Đàn bò (triệu con)

104,6

68,9

61,2

(Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 2022)

Bảng 27.3. Một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2020

Năm

Sản phẩm

2000

2010

2020

Than đá (triệu tấn)

1 384,2

3 428,4

3 902,0

Điện (tỉ kWh)

1 355,6

 4 207,2

7 779,1

Thép (triệu tấn)

128,5

626,7

1 053,0

Ô tô (triệu chiếc)

2,1

13,9

20,0

Điện thoại di động (triệu chiếc)

85,2

859,0

1 720

(Nguồn: Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc, 2022)

Bảng 27.4. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc

giai đoạn 1978 - 2020

(Đơn vị:tỉ USD)

Năm

Trị giá

1978

1990

2000

2010

2020

Xuất khẩu

6,8

44,9

253,1

1 602,5

2 723,2

Nhập khẩu

7,6

35,2

224,3

1 380,1

2 357,2

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

Soạn mới giáo án Địa lí 11 KNTT bài 27: Kinh tế Trung Quốc

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 kết nối mới, soạn giáo án địa lí 11 kết nối bài Kinh tế Trung Quốc, giáo án địa lí 11 kết nối

Soạn giáo án địa lí 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay