Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 7: Một chuyện đùa nho nhỏ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7: Một chuyện đùa nho nhỏ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

VĂN BẢN 3: MỘT CHUYỆN ĐÙA NHO NHỎ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: An- tôn Sê-khôp

- Năm sinh – năm mất: 1860 – 1904

- Quê quán: Thị trấn Ta-gan-rốc miền nam nước Nga.

- Sở trường: Truyện ngắn

- Về đặc điểm sáng tác: Văn phong Sê khốp hàm súc, cô đọng. Phần lớn truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng vào khung cảnh câu chuyện tâm trạng nhân vật kết thúc thường gây cảm giác “chưa có chuyện gì xảy ra” như trong một sự chờ đợi khắc khoải.

b. Tác phẩm

Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ được in lần đầu trong tạp chí Dế mèn  của Nga số 10 ngày 12/3/1886. Năm 1899 Sê khốp chỉnh lý bổ sung một số câu chữ thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp.

c. Bố cục

Chia thành 2 đoạn

  • Phần 1: Từ đầu đến còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc: Kể lại câu chuyện của lúc đó kỉ niệm trượt tuyết giữa tôi và Na-đi-a  cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a anh yêu em!”
  • Phần 2: Còn lại: Sự thật về câu nói “Na-đi-a Anh yêu em”

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Nhân vật tôi và lời nói đùa

-Tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho Na-đi-a không phải là tình yêu. Nó chỉ là một lời nói “đùa” xuất hiện trong lần trượt tuyết của nhân vật tôi và Na-đi-a.

Cụ thể là nhân vật “tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút…..

-Sau lần đầu tiên khi nảy sinh ý định đùa với Na-đi- a những hành động, cử chỉ của nhân vật tôi cho thấy anh không còn đồng cảm với cô nữa là:

  • Lần thứ hai, nhân vật “tôi” đã bắt đầu tính toán “đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất tôi lại nói”, và sau đó thể hiện “giọng nói thờ ơ lãnh đạm”…. Rồi trước khi nhắm lại câu nói trong lần trượt thứ ba, anh cẩn thận  “lấy chiếc khăn  tay che đi miệng đi rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếng. Và cũng bắt đầu từ lần thứ nhất nhân vật tôi dường như đã mất đi sự đồng cảm với nhân vật Na-đi-a và những quan sát của anh về Na-đi-a cũng không còn xác đáng nữa. khi mà anh nghĩ là “Ai,gió hay là tôi đã thổ lộ với nàng những lời yêu đương ấy cũng không biết được. Nhưng với nàng giờ đây ai nói có lẽ cũng như nhau cả thôi”. Anh đã nhầm vì Na-đi-a vẫn quyết tâm đi tìm sự thật.
  • Chính khi đi một mình giữa đám đông nhân vật “tôi” mới thấy mình thật tầm thường. Đứng giữa đám đông anh ta không đủ dũng cảm đối diện với tình cảm của mình biến nó thành chuyện đùa, để hạnh phúc vốn rất gần lại vuột mất.
  • Do không ý thức được hết sự hệ trọng của lời yêu thương biến tình yêu của Na-đi-a cũng là của mình thành “một chuyện đùa”  nhân vật tôi đã bỏ lỡ  cơ hội đón nhân hạnh phúc của mình. Có thể nói nhân vật tôi vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm một chuyện đùa nho nhỏ do mình sắp đặt. Và cũng chính nhân vật “tôi” là người mất mát  sau tất cả mọi chuyện.

-   Khi kể về tình trạng cuộc sống của nhân vật Na-đi-a nhân vật tôi có một chút bồi hồi và ăn năn vì không hiểu sao mình lại làm ra điều đó.Và cũng có thể “tôi” đang vô cùng hối tiếc vì mình đã đánh mất một tình yêu trong sáng…

2. Nhân vật Na-đi-a

-   Na-đi-a là một cô gái vô cùng nhát gan cô không đủ tự tin để ngồi lên chiếc xe trượt tuyết. Vì với cô “nếu liều mạng lao xuống cái vực sâu kia thì không biết ra sao! Nàng sẽ chất mất sẽ phát điên mất”… Khi cô đồng ý lên xe cùng nhân vật “tôi” thì “gương mặt nàng tái nhợt”…..

-  Câu nói “Na-đi-a, Anh yêu em” có tác dụng rất lớn đối tâm trạng của cô nàng. Ban đầu, khi nghe tiếng nói đó cô đã vô cùng ngạc nhiên, khiến cô “băn khoăn cực điểm” vì không biết ai nói điều đó là anh hay tiếng gió? “Đó là câu hỏi của lòng tự trọng của  danh dự của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên cuộc đời”. Với cô không chỉ cảm thấy hạnh phúc khi nghe lời tỏ tình mà còn băn khoăn liệu lời yêu thương đó có tồn tại khách quan không hay chỉ là tiếng lòng của chính cô.

-  Na-đi-a vô cùng băn khoăn “Không gió không thể nói được điều ấy! Mà mình không muốn tin rằng gió đã nói điều đó” => Bản thân cô khát vọng tình yêu thương, hạnh phúc cô khát khao lời nói đó là của anh.

-  Và để kiểm chứng điều đó cô đã dũng cảm tự mình trải nghiệm thử leo lên trượt tuyết một mình. “Nàng bước ra khỏi xe trượt tuyết một mình một cách mệt nhọc gần như kiệt sức”. Có thể nói Na-đi- a vẫn không thoát khỏi sự sợ hãi thế nhưng cô vẫn nuôi hi vọng khát khao tìm sự thật

=> Khát khao tình yêu sự hạnh phúc của cô gái. Nó vượt qua hết nỗi sợ hãi của bản thân.

-  Hình ảnh đối lập giữa Na-đi-a một mình đi giữa đám đông để trượt tuyết 1 mình với hình ảnh nhân vật “tôi” gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Nếu nhân vật Na-đi-a dũng cảm tìm tình yêu thì nhân vật “tôi” lại trở nên vô cùng nhút nhát rụt rè khi không dám đối diện với tình cảm của mình. Để rồi chính bản thân anh đã làm vuột mất hạnh phúc tưởng chừng đã trong gang tấc của mình.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Những dư vị bâng khuâng cũng như lạ lùng của tuổi trẻ. Cùng những cảm xúc ngọt ngào trong sáng trẻ trung.

2. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống truyện đặc sắc, nổi bật

- Các chi tiết đầy gợi mở, lôi cuốn thu hút người đọc.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 7: Một chuyện đùa nho nhỏ, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net